Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo
Tăng năng suất từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hải quan Đà Nẵng đổi mới, sáng tạo hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Bài toán đổi mới sáng tạo cho ngành cơ khí chế tạo |
Theo ông, với các doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo và chuyển giao khoa học, công nghệ mang lại những tác động ra sao?
PGS.TS. Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Trong cuộc sống nói chung, đổi mới sáng tạo có vai trò rất quan trọng khi không chỉ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao mà còn giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Với các doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo mang tới giá trị cạnh tranh, từ đó hình thành những sản phẩm có khả năng tác động lớn tới xã hội.
Nhưng để mang đến những tác động này thì các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tương tự như những gì các nước phát triển đang thực hiện. Đây là một quá trình rất phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu cơ bản, định hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ đến phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường.
Mặc dù giai đoạn nghiên cứu cơ bản có rủi ro thấp nhưng các giai đoạn giữa về phát triển công nghệ và thương mại hoá thường gặp nhiều khó khăn, có độ rủi ro cao. Điều này đặt ra bài toán về xây dựng những chính sách hỗ trợ, nơi Nhà nước có vai trò tạo nền tảng để các doanh nghiệp và nhà khoa học có thể phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường.
Từ năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh nhà khoa học có công trình nghiên cứu ứng dụng xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết vấn đề thực tiễn đời sống, quốc phòng an ninh. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ 3 năm 2025 tiếp nhận hồ sơ từ nay đến cuối năm 2024. Giải thưởng được kỳ vọng sẽ nêu cao tấm gương để các nhà khoa học nghiên cứu các công trình có tính ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. |
Xin ông phân tích cụ thể hơn về những rào cản liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo hiện nay?
Chẳng hạn, theo Nghị định số 70/2018/NĐ-CP về quy hoạch việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, trước khi chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thì phải tiến hành công tác định giá. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta mới phát triển thị trường khoa học công nghệ nên các nhà khoa học chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc định giá và cũng thiếu tổ chức chuyên nghiệp để định giá.
Một rào cản khác là quy định về phân chia lợi nhuận. Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhà khoa học được hưởng 15-20% lợi nhuận. Luật Khoa học và công nghệ yêu cầu tối thiểu là 30% nhưng Nghị định 70 nêu trên lại yêu cầu phần lợi nhuận phải nộp lại ngân sách nhà nước theo tỷ lệ kinh phí đóng góp. Điều này khiến nhà khoa học không nhận được gì nếu sử dụng toàn bộ kinh phí đến từ ngân sách nhà nước.
Hơn nữa, tại nhiều quốc gia, các nhà khoa học có quyền đứng ra làm chủ doanh nghiệp và phát triển công nghệ mà chính họ đã nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ở Việt Nam, các nhà khoa học là viên chức lại không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, chỉ được góp vốn cổ phần. Đây cũng là rào cản lớn cho quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.
Với những rào cản nêu trên, các chính sách hỗ trợ nên như thế nào, thưa ông?
Để tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn, cả quá trình từ ý tưởng đến thương mại thành công là rất khó khăn. Thậm chí, trong hàng trăm ý tưởng, chỉ có một vài sản phẩm thành công. Hơn nữa, nhiều sản phẩm nghiên cứu vẫn nằm trong phòng thí nghiệm và chưa được đưa ra thị trường. Điều này cho thấy một khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tế.
Do đó, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, các chính sách hỗ trợ cần phải đồng bộ và phù hợp hơn bởi hiện tại nhiều chính sách còn chưa đủ mạnh và không hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong quá trình thương mại hóa sản phẩm. Chúng ta cũng cần đơn giản hóa thủ tục để giúp các kết quả nghiên cứu được đánh giá và đưa ra ứng dụng trong thực tế một cách nhanh chóng, tạo ra giá trị thực tiễn cho xã hội.
Lâu nay, một vấn đề được nhắc đến là phải đẩy mạnh sự kết nối của “3 nhà” trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là: Nhà nước, nhà khoa học và nhà kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng và phải có giải pháp để kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn giữa 3 bên.
Nhà khoa học cần phải dấn thân và tập trung vào việc nghiên cứu giải quyết theo các vấn đề, nhu cầu và yêu cầu của thị trường và xã hội. Ví dụ, thay vì nghiên cứu lĩnh vực mình thích thì các nhà khoa học phải tìm hiểu và nghiên cứu theo yêu cầu của thị trường và doanh nghiệp. Nhà nước phải ban hành những chính sách hỗ trợ cho các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, đi đến những sản phẩm cuối cùng. Các doanh nghiệp có thể kết nối, chia sẻ hợp tác nguồn lực cho công tác nghiên cứu và phát triển.
Hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang đẩy mạnh công tác này như tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và thương mại hóa tài sản trí tuệ. Viện cũng ban hành chính sách khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu từ ý tưởng đến sản phẩm được thị trường chấp nhận cũng như chủ động xúc tiến công nghệ, tạo cơ hội cho sự kết nối giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chuẩn bị nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10:41 | 15/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo cho phát triển nhanh và bền vững
13:43 | 13/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics