Vĩnh Phúc kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 10 năm qua
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 14,21%
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu đạt “mục tiêu kép”, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, đảm bảo kiểm soát thành công dịch Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc cũng tạo điều kiện hết sức cho các DN trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 và đảm bảo đời sống của nhân dân.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt kết quả rất tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 14,21%, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây.
Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng rất cao, đạt mức 21,98%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,78%; ngành dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 song xác định việc thực hiện kế hoạch đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng, các cấp, các ngành đã tập trung ưu tiên nhân lực, nguồn vốn thực hiện dự án.
Các dự án trọng điểm đang triển khai cơ bản thuận lợi; nhiều dự án, công trình đã được hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư. Công tác quyết toán vốn đầu tư tiếp tục được tăng cường, có bước chuyển biến tích cực do đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan. Tính đến ngày 31/5, toàn tỉnh đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán 212 hồ sơ dự án, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020.
Ngành công nghiệp - xây dựng Vĩnh Phúc tăng trưởng cao, đạt mức 21,98%. |
Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trong những tháng đầu năm 2021, tỉnh đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh, việc kiên trì thực hiện mục tiêu kép với các giải pháp phù hợp, khoanh vùng cách ly gọn nên mặc dù trong tháng 5 phải thực hiện giãn cách xã hội ở thành phố Vĩnh Yên và một số xã, thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh song không làm xáo trộn nhiều đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, người dân và DN đã chủ động dần thích ứng với trạng thái “bình thường mới” vừa chống dịch, vừa sản xuất trong điều kiện dịch bệnh toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp; sản xuất kinh doanh dần phục hồi và có nhiều khởi sắc.
Bản thân các DN, nhất là các DN lớn cũng rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19, giữ sạch môi trường làm việc, bảo đảm an toàn cho người lao động trong vận hành sản xuất, không để lây lan dịch bệnh trong khu công nghiệp.
Chịu tác động lớn của dịch Covid-19 chủ yếu là các DN mới hoạt động dưới 3 năm và các DN có quy mô nhỏ, siêu nhỏ nhưng về tổng thể, kết quả sản xuất kinh doanh của các DN vẫn giữ được ổn định và có sự tăng trưởng. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực đã phục hồi năng lực sản xuất nên có mức tăng cao như linh kiện điện tử, ô tô, xe máy, góp phần lớn để ngành công nghiệp tăng trưởng tới mức 23,26% so cùng kỳ.
Sản xuất nông nghiệp cũng tiếp tục phát triển ổn định, riêng đàn lợn đang dần khôi phục, tổng đàn tăng cao so cùng kỳ, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng khá. Đối với các ngành dịch vụ, tuy tháng 5 có suy giảm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng tính chung thì vẫn có sự tăng khá so cùng kỳ năm 2020 ở tất cả các lĩnh vực: thương mại, du lịch, vận tải hàng hóa và hành khách.
Hoàn thành “mục tiêu kép” nhờ ý Đảng, lòng dân
Trở lại với những ngày đầu tháng 5, khi Vĩnh Phúc bắt đầu phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên và liên tiếp những ngày sau đó, 3 ổ dịch tiếp theo trên địa bàn tỉnh lần lượt bùng phát. Con số bệnh nhân cũng ngày một tăng lên.
Trong bối cảnh đó, ngay sau khi nhận được thông tin có trường hợp nghi nhiễm Covid-19, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thần tốc truy vết, sớm khoanh vùng dập dịch và huy động các nguồn lực phòng chống dịch.
Chiến thuật phòng chống dịch cũng được lãnh đạo Tỉnh quyết định thay đổi từ biện pháp “truy đuổi”, điều tra các ca bệnh để truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị... sang biện pháp mới chủ động hơn, đó là “bao vây, khoanh vùng, đón đầu, đánh chặn”.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc. |
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt các phương án phòng chống Covid-19 với 1 Chỉ thị, 1 Công điện, gần 100 quyết định và hàng trăm văn bản chỉ đạo phòng chống dịch.
Các DN tại các KCN cũng được yêu cầu phải xét nghiệm Covid-19 cho 100% người lao động đồng thời đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch. Nhờ đó, số ca dương tính trên địa bàn tỉnh giảm dần và trong suốt nhiều ngày qua, Vĩnh Phúc không ghi nhận ca mắc mới.
Có được những thành quả trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế, theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc là do sự hội tụ của ý Đảng, lòng dân. Cùng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong phát triển kinh tế, xã hội, sự đồng lòng của người dân trong công cuộc phòng chống dịch, phát triển kinh tế còn được thể hiện ở kết quả bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 với 99,41% cử tri đi bỏ phiếu, tỷ lệ cao nhất trong các nhiệm kỳ gần đây, trong đó có gần 858/1.103 điểm bầu cử có 100% cử tri đi bỏ phiếu.
Các DN tại các KCN cũng được yêu cầu phải xét nghiệm Covid-19 cho 100% người lao động. |
Tại tại phiên họp thường kỳ tháng 6 đầu năm của UBND tỉnh mới được tổ chức, ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trong 6 tháng cuối năm, các cấp, các ngành cần tập trung làm rõ các điểm nghẽn, từ đó, xây dựng giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, thực hiện tốt các khâu đột phát thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tập trung triển khai tốt các giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội.
Theo UBND tỉnh, 6 tháng cuối năm 2021, các cấp, các ngành tiếp tục ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; thực hiện toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Chương trình hành động số 02 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Trong đó, rà soát, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, lựa chọn các nhiệm vụ trọng yếu cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ưu tiên các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giải ngân vốn đầu tư công.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.
Tin liên quan
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng
13:44 | 16/12/2024 Kinh tế
Gần 31,4 tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam trong 11 tháng
14:42 | 10/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics