Việt Nam liên tục xuất siêu, tạo đà bứt phá giai đoạn tới
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước. Ảnh: Đăng Nguyên |
Xuất siêu năm sau cao hơn năm trước
Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), hoạt động XNK trong giai đoạn từ đầu năm 2016 cho đến nay đã đạt những kết quả khá tích cực, với điểm nổi bật là XK tăng trưởng cao và liên tục; thị trường XK được mở rộng; các mặt hàng XK được đa dạng hóa và cán cân thương mại đạt thặng dư trong suốt 5 năm.
Tăng trưởng XK giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 11%/năm, cao hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. Năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, XK của các nước trong khu vực đều giảm so với năm trước, XK của nước ta vẫn đạt được mức tăng trưởng dương, tăng trên 5% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch NK có tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn 2016-2019 ở gần 10%/năm. |
Về cơ bản, các mục tiêu đề ra trong Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu. Đại diện Cục XNK dẫn chứng, kim ngạch XNK đã phát triển vượt bậc, từ 351 tỷ USD năm 2016 lên khoảng 540 tỷ USD năm 2020, tăng 191 tỷ USD (tương đương mức tăng 53%). Trong đó, XK từ 176 tỷ USD năm 2016 lên khoảng 282 tỷ USD năm 2020, tăng 106 tỷ USD (tương đương mức tăng 60%).
Cán cân thương mại đạt thặng dư trong cả giai đoạn với mức xuất siêu năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2016, cán cân thương mại thặng dư là 1,77 tỷ USD; năm 2017 đạt 2,11 tỷ USD; năm 2018 đạt 6,83 tỷ USD; năm 2019 đạt 10,87 tỷ USD và năm 2020 dự kiến ước khoảng 19,1 tỷ USD. Cùng với đó, cơ cấu hàng hóa XK được đánh giá đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2020 chiếm tới 84,8% tổng kim ngạch XK, tăng so với mức 78,9% của năm 2015; nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 1,1% tổng kim ngạch XK cả nước.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: Sau 35 năm đổi mới mở cửa và đẩy mạnh định hướng XK, các thông số XK mà Việt Nam đạt được về mặt số lượng rất cao. Năm 1985, Việt Nam XK khoảng 0,34 tỷ USD. Năm nay, tổng kim ngạch XK đã tăng lên cả nghìn lần. Xét về kim ngạch XK, Việt Nam hiện đứng 26/240 nền kinh tế trên thế giới. XK trên đầu người là khoảng trên 3.000 USD/người, xếp hạng rất cao. Tăng trưởng XK bình quân 35 năm qua đạt trên 20%/năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Việt Nam cũng có nhiều mặt hàng XK đứng "top" 5 thế giới như gạo, hạt điều, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản…
Chuyển xuất khẩu từ lượng sang chất
Chia sẻ về những con số "biết nói" kể trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá: Kết quả XNK của giai đoạn 2016-2020 được gắn chặt và được đặt trong nền tảng Chiến lược hội nhập của Việt Nam. Chiến lược hội nhập này là chiến lược hội nhập rất chủ động và mang tính toàn diện. Việt Nam đã làm tốt nhiệm vụ mở cửa, thực hiện hội nhập mang tính chủ động, sâu và rộng trong kinh tế và thương mại...
Theo Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025 của ngành Công Thương đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa bình quân từ 5%/năm, kim ngạch XK đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng XK hàng hóa của DN trong nước tăng 5%; trong đó, XK sang khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7 - 10%/năm. Nhóm hàng công nghiệp chế biến được nhận định tiếp tục là động lực của XK hàng hóa với tỷ trọng trong tổng kim ngạch tăng lên khoảng 85,3% vào năm 2025; tỷ trọng nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm xuống còn khoảng 1,15% vào năm 2025.
Về mặt NK, tốc độ tăng trưởng NK hàng hóa bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng 4,9%/năm; kim ngạch NK đạt khoảng 330 tỷ USD vào năm 2025; tốc độ tăng trưởng NK hàng hóa của DN trong nước tăng 6%.
TS Lê Quốc Phương nhận định, để thực sự đảm bảo cân đối XNK, XK bền vững giai đoạn không phải chỉ là 5 năm mà thậm chí là 10 năm tới, điểm mấu chốt trong chiến lược XNK của Việt Nam phải nhấn vào làm sao chuyển từ tăng XK về mặt số lượng sang tăng về chất. Đây là điều mà Việt Nam chưa làm được suốt quá trình vừa qua.
"Giá trị gia tăng XK của Việt Nam rất thấp, hiện nay chủ yếu là gia công XK. Điểm mấu chốt trong 10 năm tới cần tập trung nâng cao về chất lượng chứ không phải về số lượng, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh. Muốn vậy, giải pháp là phải chuyển từ nền kinh tế gia công XK sang sản xuất XK hàng có hàm lượng công nghệ; tỷ lệ nội địa cao hơn bằng cách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ví dụ trong sản xuất ô tô, điện thoại di động Việt Nam sản xuất được lốp, gương, ghế ngồi... đã tốt lắm rồi nhưng cần tiến hơn nữa phải nâng cao hàm lượng công nghệ khoa học trong hàng XK. Với sản phẩm nông, lâm, thủy sản phải phát triển ngành chế biến và XK được sản phẩm chế biến. Tất cả các động thái trên cần đi đôi với xây dựng thương hiệu cho hàng hóa...", chuyên gia Lê Quốc Phương nhấn mạnh.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics