Việt Nam tự tin xuất siêu 7 tỷ USD năm 2020
XK hàng hóa cả năm nay dự kiến sẽ tăng 1% so với năm 2019. Ảnh: T.B |
Quý 3/2020, xuất khẩu đạt 80,07 tỷ USD
Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi đặt trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực và thế giới có mức tăng trưởng âm. Theo tính toán của Trung tâm Thương mại quốc tế, kim ngạch XK của 44 quốc gia có số liệu thống kê đến hết tháng 7/2020 giảm tới 12,4%.
Theo Bộ Công Thương, tháng 9/2020, NK hàng hóa của Việt Nam tăng 6,5% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy sản xuất trong nước từng bước được khôi phục tốt hơn so với những tháng trước. Trong quý 3/2020, kim ngạch NK đạt 68,54 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 18,5% so với quý 2 năm nay (tăng 15,2% so với quý 1), cho thấy sản xuất bắt đầu phục hồi, nhu cầu NK đã tăng lên. Tính chung 9 tháng năm 2020, NK giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,3%). NK tập trung ở nhóm hàng cần kiểm soát, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu là các mặt hàng không khuyến khích NK, không phục vụ nhu cầu sản xuất, ví dụ như: Ô tô dưới 9 chỗ giảm 44,2%; máy ảnh, máy quay phim giảm 10%; rau quả giảm 32,3%...). Trong khi đó, nhóm hàng cần NK, chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, chỉ giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. |
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, về XK, tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa XK ước tính tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,4%). Đáng chú ý, trong quý 3/2020, kim ngạch XK đạt 80,07 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và tăng 34% so với quý 2/2020 (tăng 26,6% so với quý 1/2020). Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá: “Điều này cho thấy XK đã phục hồi tích cực trong quý 3/2020. Sự phục hồi này tập trung ở nhóm các mặt hàng công nghiệp chế biến, với kim ngạch XK nhóm hàng này 9 tháng đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 84,6% tổng kim ngạch XK”.
Trong báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, câu chuyện về XNK từ đầu năm đến nay cũng được đánh giá khá toàn diện. Cụ thể, quy mô XNK giảm mạnh do nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất bị gián đoạn và thị trường đầu ra XK bị thu hẹp trong bối cảnh dịch bệnh. Việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo thêm dư địa cho hoạt động XNK. Bên cạnh đó một số thị trường XK vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt như Trung Quốc, Mỹ…
Có thể thấy, câu chuyện nổi cộm đáng chú ý nhất trong XK hàng hóa từ đầu năm đến nay là việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8. Chia sẻ sâu hơn về tận dụng cơ hội từ EVFTA để thúc đẩy XK, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, qua 2 tháng EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 20.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 đi 28 nước EU. Kim ngạch hàng hóa cấp C/O trong tháng 8/2020 là 310 triệu USD và trong tháng 9/2020 là 519 triệu USD. “Kim ngạch rõ ràng tăng lên, thể hiện DN đã nắm bắt được quy định để vận dụng ưu đãi. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản… Trong số đó, mặt hàng tận dụng tốt nhất là giày dép, thủy sản…”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.
Xuất siêu cả năm khoảng 7 tỷ USD
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát kỹ từng lĩnh vực, ngành hàng để cập nhật lại kịch bản điều hành, xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và XK cho những tháng cuối năm. Qua đánh giá cho thấy khả năng có thể đạt được ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thương mại nội địa cả năm 2020 đều tích cực hơn so với đánh giá hồi tháng 7/2020. Căn cứ bối cảnh tình hình hiện nay, dự kiến XK hàng hóa của Việt Nam cả năm 2020 sẽ có thể đạt mức tăng từ 3-4%”.
Về kết quả XNK cả năm nay, trong báo cáo Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn đưa ra những con số chi tiết hơn. Ước cả năm, tổng kim ngạch XNK đạt khoảng 527 tỷ USD, tăng 1,8% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch XK hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD, tăng khoảng 1% so với năm 2019; kim ngạch NK hàng hóa đạt khoảng 260 tỷ USD, tăng khoảng 2,6% so với năm 2019; thặng dư thương mại hàng hóa khoảng 7 tỷ USD. Tỷ trọng XK của DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch XK, giảm so với năm 2019 (khoảng 67,8%); XK của DN trong nước cả năm ước tăng 9,87% so với năm 2019.
Trong những tháng cuối năm, để tiếp tục thúc đẩy XK, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu rõ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và có các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong khai thác, tiếp cận các thị trường trọng điểm, duy trì và mở rộng, không để giảm thị phần, mất thị trường XK, nhất là đối với các mặt hàng XK chủ lực; tập trung rà soát thủ tục hành chính về XNK nhằm thúc đẩy XK, tạo thuận lợi và hỗ trợ hiệu quả cho các DN.
“Bên cạnh đó, một trong những giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương tập trung là tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ DN nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sản phẩm phục vụ phòng chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số, tận dụng cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước và XK”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics