Vì sao Trung Quốc ngần ngại liên thủ với Nga và Iran để đối phó Mỹ?
Phản ứng hạn chế của Trung Quốc trước cuộc tấn công của Mỹ khiến Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran, Tướng Qassem Soleimani thiệt mạng, cho thấy Trung Quốc chưa sẵn sàng cùng Nga thực hiện vai trò trực tiếp trong các cuộc xung đột tại Trung Đông.
| |
Người dân Iran cầm di ảnh Tướng Qassem Soleimani. Ảnh: Bloomberg. |
Trung Quốc ở ngã ba đường
Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng, Bắc Kinh “lấy làm quan ngại” trước cuộc tấn công của Mỹ, cho đây là động thái “không thể chấp nhận được”, nhưng ông không sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ như “lên án” hoặc “phản đối” giống Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoặc Ngoại trưởng Iran Javad Zarif. Thay vì đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh chỉ nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “đóng vai trò xây dựng” giúp đảm bảo an ninh trong khu vực và kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế. Những bình luận mà ông Vương Nghị đưa ra phù hợp với các chiến lược của Trung Quốc từ trước đến nay, nhằm tránh đưa ra các cam kết tại một khu vực mà nước này dễ bề đụng độ với Mỹ và các đồng minh.
Đến thời điểm hiện tại, Bắc Kinh không có nhiều động thái chống lại nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm gia tăng sức ép lên Tehran, ngoài việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran và chỉ trích các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ. Trước đó hôm qua (6/1), Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đứng về phía Nga tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn chặn Nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án vụ tấn công vào đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad của Iraq – nguồn cơn dẫn đến việc ông Trump quyết định ra lệnh tấn công Tướng Iran Soleimani. Phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết, động thái của Nga và Trung Quốc đã làm dấy lên câu hỏi về mức độ tín nhiệm của Hội đồng Bảo an.
Không có nhiều dấu hiệu cho thấy, cái chết của Tướng Iran Soleimani sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi chệch hướng khỏi chiến lược cân bằng của nước này, đặc biệt khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách kết thúc các cuộc đàm phán thương mại giai đoạn đầu với Tổng thống Trump vào tháng 1/2020. Trung Quốc dù tăng cường hợp tác quân sự với Nga và mở rộng quan hệ với Iran, nhưng cũng phụ thuộc vào đối thủ của Tehran là Saudi Arabia, vốn được coi là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu của nước này.
Shi Yinhong, chuyên gia phụ trách quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh nhận định: “Trung Quốc bị vướng vào một tình huống khó xử, vừa không muốn khiêu khích chính quyền Tổng thống Trump, vừa muốn giữ quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nga và duy trì những lợi ích riêng tại Iran. Tôi cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ giữ giọng điệu ôn hòa, kêu gọi các bên kiềm chế và ngăn chặn leo thang căng thẳng”.
| |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Putin - Ảnh: TASS. |
Trung Quốc theo đuổi mục tiêu riêng?
Trung Quốc và Nga đã tăng cường quan hệ quân sự trong những năm gần đây với việc tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung thường niên, hợp tác về chính sách an ninh trên khắp khu vực Châu Á thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin đã gặp gỡ hơn 30 lần kể từ năm 2013. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gọi người đồng cấp Nga là “người bạn thân thiết nhất của tôi”. Ông Putin cũng nói rằng hợp tác Nga-Trung đạt đến một “tầm cao chưa từng thấy”. Tháng 12/2019, Trung Quốc đã tiếp đón Ngoại trưởng Iran. Nước này cũng tham gia các cuộc tập trận hải quân chung cùng Iran và Nga tại Ấn Độ Dương và Vịnh Oman.
Tuy nhiên, giới quan sát đánh giá, Trung Quốc và Nga sẽ không có khả năng hợp tác trong một cuộc xung đột tại Trung Đông. Mặc dù giới chức Trung Quốc liên tục chỉ trích hành động của Mỹ đối với các lợi ích về thương mại và an ninh của nước này nhưng họ lựa chọn một phản ứng “hạn chế hơn” trước những xung đột của Washington với các đối tác ngoại giao của mình.
Phát biểu với Bloomberg, ông Ian Bremmer, chủ tịch và là người đồng sáng lập Nhóm Eurasia hôm 6/1 cho biết, Trung Quốc theo đuổi mục tiêu khác Nga ở Trung Đông. “Nếu như Nga muốn giành lợi thế từ sự hỗn loạn thì Trung Quốc muốn sự ổn định”.
Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể việc mua dầu mỏ của Iran kể từ khi Mỹ chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừng phạt đối với những quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Tehran. Riêng trong tháng 11/2019, lượng dầu thô mà Bắc Kinh nhập khẩu từ Tehran chưa đến 548.000 tấn, ít hơn nhiều so với con số hơn 3 triệu tấn hồi tháng 4/2019. Trong khi đó, lượng dầu nhập khẩu của Saudi Arabia từ tháng 1 đến tháng 11/2019 đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Vẫn chưa rõ Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế và ngân sách quốc phòng lớn thứ 2 thế giới, sẽ được lợi ích gì khi đóng vai trò tích cực hơn ở Trung Đông.
Ông Li Guofu, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc nhận xét, các cường quốc nước ngoài có rất ít lựa chọn trong việc ngăn cản Tổng thống Trump ra quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong trường hợp căng thẳng Trung Đông leo thang như hiện nay, các quốc gia khác hầu như có ít khả năng làm thay đổi hiện trạng”.
Trong đoạn Tweet đăng tải vào tháng 6/2019, Tổng thống Trump cho biết. ông muốn thấy Chủ tịch Tập Cận Bình đứng sang 1 bên trong các vấn đề ở Trung Đông, đồng thời cảnh báo, những quốc gia như Trung Quốc nên bắt đầu thực hiện các biện pháp bảo vệ tàu chở dầu của họ trên Vịnh Ba Tư. Trước đó hôm qua (6/1), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bỏ qua câu hỏi về việc liệu nước này có xem xét thực hiện vai trò an ninh sâu rộng hơn tại Trung Đông hay không. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Cảnh Sảng nêu rõ: “Tình hình ngày càng xấu đi tại vùng Vịnh không có lợi cho bất cứ ai. Chúng tôi phản đối việc lạm dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, tránh gây leo thang căng thẳng và thực hiện các nỗ lực hạ nhiệt tình hình”.
Theo chuyên gia Shi Yinhong, Trung Quốc có thể sử dụng vai trò của nước này trên cương vị là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an để chỉ trích các hành động của Mỹ chống lại Iran. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ trì hoãn việc đưa ra động thái như vậy trong thời gian lâu nhất như có thể. “Trung Quốc sẽ không đứng về phía nào trong Hội đồng Bảo an trừ khi nước này phải lựa chọn”, ông Shi Yinhong./.
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga áp đặt các hạn chế xuất khẩu uranium làm giàu sang Mỹ
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics