Vì sao các công ty dược phản đối thỏa thuận dỡ bỏ bản quyền vắc xin Covid-19?
Phân tích nguyên nhân và hệ quả của quyết định này, nhật báo "Les Echos" (Pháp) dẫn ý kiến của các doanh nghiệp cho rằng bằng cách xem nhẹ tài sản trí tuệ, một nguồn thu để giúp hỗ trợ tài chính cho đổi mới, biện pháp này đã làm rung chuyển ngành dược phẩm. Đây có thể là một tiền lệ nguy hiểm làm nhụt chí các nhà đầu tư, gây ảnh hưởng tới việc tài trợ cho sự đổi mới và là một việc làm không cần thiết trong bối cảnh sản xuất dư thừa vắc xin ngừa Covid-19 trên thế giới hiện nay.
Việc dỡ bỏ bản quyền vắc xin còn có nguy cơ tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp dược phẩm mới nổi và đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ cạnh tranh với các phòng thí nghiệm phương Tây. Ấn Độ cùng Nam Phi là những quốc gia đầu tiên yêu cầu WTO dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin ngừa Covid-19. Theo họ, quyết định này “thật nguy hiểm và không có tác dụng”. Tổng Giám đốc liên minh các công ty dược phẩm của Pháp (Leem) Philippe Lamoureux cho biết: “Thỏa thuận này không đem lại lợi ích gì cho sức khỏe cộng đồng. Việc tiếp cận với vắc xin khó khăn không phải là do vấn đề sản xuất không đủ vì những ràng buộc về bản quyền. Ngược lại, hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng sản xuất dư thừa trên quy mô toàn cầu”. Giữa tháng 4/2022, 13,7 tỷ liều vắc xin ngừa Covid-19 đã được sản xuất (dự kiến đến hết tháng 6/2022 là 13,9 tỷ), nhưng chỉ mới có 11 tỷ liều được sử dụng. Trong khi đó, Tổng giám đốc Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) Thomas Cueni cho biết: “Các đơn đặt hàng đang chậm lại. Các quốc gia và các cơ quan như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Liên minh châu Phi không chỉ yêu cầu hoãn các đơn đặt hàng của họ, mà còn hủy đơn”.
Thực tế cho thấy các công ty dược không chờ đợi quyết định trên của WTO mà họ đã hành động từ trước đó, nhưng với những đối tượng thực sự cần được ưu tiên. Tháng 3 vừa qua, Moderna thông báo đã từ bỏ bản quyền đối với vắc xin mRNA ngừa Covid-19 tại 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Đến tháng 5, Pfizer đã cam kết bán với giá gốc cho 45 quốc gia nghèo các loại vắc xin và thuốc đã được cấp bằng sáng chế của họ, bao gồm cả vắc xin ngừa Covid-19 sản xuất theo công nghệ mRNA.
Vấn đề đối với châu Phi không phải là việc cung cấp mà nằm ở khâu phân phối và sự chấp nhận của người dân. Do đó, sản xuất tại chỗ có thể là giải pháp tốt hơn cả. Moderna có kế hoạch đầu tư 500 triệu USD để sản xuất vắc xin ở tại Kenya. Tại Senegal, Viện Pasteur ở Dakar đang xây dựng một “Trung tâm sản xuất vắc xin” đa công nghệ sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023 và BioNTech đã lên kế hoạch cho các nhà máy di động, trong đó có một nhà máy ở Nam Phi. Thậm chí Nam Phi cũng đã có nhà máy sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 nội địa ở Aspen. Nhà máy này đã phải trải qua những khó khăn tồi tệ nhất vì thiếu đơn đặt hàng và bây giờ sẽ còn phải xem việc dỡ bỏ bằng sáng chế sẽ có tác động như thế nào đối với cơ sở công nghiệp non trẻ này.
Ngay sau khi WTO công bố quyết định dỡ bỏ sáng chế đối với vắc xin ngừa Covid-19, Liên đoàn Công nghiệp và Hiệp hội Dược phẩm châu Âu (EFPIA) cho biết họ “vô cùng thất vọng” với quyết định của WTO. Ngành công nghiệp dược quốc tế nghi ngờ việc dỡ bỏ bằng sáng chế chẳng thể giải quyết được vấn đề. Ông Lamoureux nhận xét: “Đó là một thỏa thuận đôi bên cùng thua thiệt, trong đó WTO thậm chí không giải quyết được những trở ngại trong việc tiếp cận vaccine mà chính tổ chức này đã xác định”. Bất chấp sự phản đối, WTO đang lên kế hoạch để bỏ phiếu trong vòng 6 tháng tới về khả năng mở rộng cách làm này cho điều trị và xét nghiệm chẩn đoán Covid-19.
Tin liên quan
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
09:31 | 26/11/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc đề nghị WTO lập ủy ban giải quyết tranh chấp trợ cấp xe điện của Mỹ
09:13 | 16/07/2024 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
Vedan Việt Nam 12 năm vững vàng trong “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”
Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán 42.175 xe
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hải quan Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics