Vấn đề nợ công Hy Lạp chưa có lối thoát
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), do lo ngại sự chỉ trích của Đức và chưa tin tưởng vào các cam kết của Chính phủ Thủ tướng Tsipras, đã tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn trong việc cho các ngân hàng Hy Lạp vay tiền. Nếu ECB ngưng hỗ trợ tài chính sẽ buộc các ngân hàng và cả hệ thống tài chính Hy Lạp rơi vào cảnh “phá sản”, tác động tiêu cực đến kinh tế của nước này.
Trong bối cảnh hiện nay, thời gian dường như không ủng hộ Hy Lạp. Nguy cơ nước này rời khỏi Eurozone khiến khách hàng rút tiền khỏi các ngân hàng do lo ngại đồng tiền mới của Hy Lạp sẽ mất giá nghiêm trọng. Nếu người dân ồ ạt rút tiền thì hệ thống ngân hàng của Hy Lạp sẽ rơi vào bất ổn. Điều này kéo theo hệ quả ECB do dự trong việc tiếp tục cho các ngân hàng Hy Lạp vay và sẽ đẩy nhanh nguy cơ khiến Hy Lạp ra khỏi Eurozone. Với việc dự trữ của các ngân hàng Hy Lạp ở mức thấp nhất từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, Thủ tướng Tsipras không có nhiều công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện cam kết duy trì tư cách thành viên Eurozone của Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis từng công khai cam kết nước này sẽ “đáp ứng mọi yêu cầu của các chủ nợ”.
Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay ở Hy Lạp có thể dễ dàng được giải quyết nếu lãnh đạo các nước EU có đủ quyết tâm chính trị. Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel cần phải nhận ra rằng giải pháp duy nhất là chấp nhận nới lỏng các điều kiện cứu trợ. Trong khi đó, Chính phủ Hy Lạp cũng cần phải thừa nhận thực tế rằng cắt giảm chi tiêu công và đẩy mạnh tư nhân hóa là các giải pháp duy nhất giữ nước này ở lại Eurozone - giải pháp mà các nước Bắc Âu và các lực lượng cánh hữu chấp nhận.
Việc châu Âu rơi vào bế tắc trong giải quyết vấn đề nợ công Hy Lạp là do Chính phủ các nước này chịu sức ép từ dư luận trong nước. Nhưng quan trọng hơn, Hy Lạp đang phải gánh chịu hậu quả từ việc thiếu thống nhất giữa chính sách tiền tệ ở cấp độ toàn EU với các cuộc bầu cử diễn ra ở cấp quốc gia. Đây cũng chính là lý do tại sao Hy Lạp và Đức rơi vào tình trạng bế tắc hiện nay.
Tin liên quan
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK