Tỷ giá không còn là nỗi lo
Nguồn: WB |
Tỷ giá sẽ đi ngang?
Theo báo cáo tình hình kinh tế- xã hội 11 tháng năm 2022 của Tổng cục Thống kê, chỉ số USD tháng 11/2022 tăng 8,71% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 1,83% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, đồng VND tăng giá chủ yếu do USD yếu đi trên thị trường quốc tế. Thực chất, tất cả các đồng tiền lớn và đồng tiền của các quốc gia láng giềng của Việt Nam đều giảm so với đồng USD, tuy nhiên, theo WB, việc NHNN nâng các mức lãi suất chính sách chính thêm 200 điểm cơ bản trong tháng 9 và tháng 10/2022 cũng góp phần nới nhẹ áp lực đối với đồng nội tệ.
Có thể thấy, so với áp lực từ ngoại tệ một vài tháng trước, hiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã phần nào yên tâm hơn trước biến động của tỷ giá. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, tỷ giá ngoại tệ có xu hướng đi ngang trong thời gian còn lại của năm. Các yếu tố cơ bản liên quan đến nguồn cung ngoại tệ có nhiều điểm tích cực như: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân, vốn đầu tư gián tiếp (FII), cán cân thương mại thăng dư hay dòng tiền từ các khoản vay ngoại tệ mới được giải ngân…
Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,6 tỷ USD). Một số thương vụ gọi vốn, huy động vốn quốc tế thành công như: Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) ký kết cho SeABank vay 200 triệu USD; ADB và VPBank ký kết gói vay xã hội trị giá 500 triệu USD; Proparco - tổ chức tài chính phát triển của Pháp và MSB hợp tác tài trợ tín dụng trị giá 30 triệu USD với thời hạn 5 năm cho các dự án xanh…
Cân nhắc giải pháp phòng ngừa rủi ro
Mặc dù tỷ giá ngoại tệ đã có nhiều dấu hiệu tích cực hơn từ bối cảnh thị trường cũng như khả năng điều hành linh hoạt của NHNN, nhưng tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn, hơn nữa, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ chịu những tác động khác nhau.
Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ bị tác động mạnh nhất từ rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn, trong quý 3/2022, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ công bố khoản lỗ tỷ giá 400.000 USD do mua nguyên liệu đầu vào và thanh toán nợ ngắn hạn bằng USD trong bối cảnh đồng tiền này tăng mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 3/2022 của Công ty đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước, mà nguyên nhân chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp xuất khẩu ròng và không có nợ vay USD sẽ hưởng lợi từ USD mạnh hơn.
Bên cạnh đó, tỷ giá tăng cũng khiến giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tăng cao. Thực tế, lạm phát tăng nhanh tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đã khiến người dân thắt chặt chi tiêu, đơn hàng đã giảm thấy rõ từ quý 3 đến nay. Theo các chuyên gia, nếu thêm việc VND mất giá mạnh hơn so với USD thì càng làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các nước có cùng khả năng sản xuất. Mặt khác, đơn hàng xuất khẩu giảm cũng làm sụt giảm nguồn cung tỷ giá, trong khi giá cả hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng vì lạm phát, nên phần nào gây áp lực lên thị trường tiền tệ.
Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp muốn hạn chế rủi ro tỷ giá trong những tháng tới nên tham gia thị trường mua ngoại tệ kỳ hạn, hoặc quyền chọn hoặc tham gia vào thị trường phái sinh để bảo vệ đồng tiền; đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Thế nhưng, câu chuyện “nóng bỏng” hơn cả trong bối cảnh hiện nay của chính sách tiền tệ là lãi suất. Trước đó. NHNN đã phải 2 lần tăng lãi suất điều hành để “cứu” tỷ giá. Do đó, bước sang năm 2023, để nền kinh tế ổn định, giúp doanh nghiệp phục hồi, không ít ý kiến cho rằng nên để tỷ giá biến động trong một mức độ nhất định để ổn định lãi suất. Mức độ biến động này sẽ phải tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng với sự cân đối các yếu tố lạm phát, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, thanh toán nợ… Nếu không giảm được lãi suất thì có thể khiến nợ xấu tăng, doanh nghiệp phải dừng các kế hoạch mở rộng sản xuất - kinh doanh… ảnh hưởng đến hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, ổn định tỷ giá và tiền đồng là điều kiện tiên quyết để ổn định kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm này, cân bằng cung cầu ngoại tệ là điều khó khăn, NHNN không thể mãi dùng dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.
Còn theo các chuyên gia WB, do điều kiện huy động tài chính trên toàn cầu bị thắt chặt và nhu cầu bên ngoài yếu đi, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá được linh hoạt hơn nữa nhằm ứng phó với những cú sốc bên ngoài. Chính sách này có thể được bổ sung bằng cách sử dụng sáng suốt lãi suất tham chiếu và sử dụng thận trọng can thiệp tỷ giá trực tiếp nhằm bảo vệ được dự trữ ngoại hối. WB cũng khuyến nghị phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ là điều kiện quan trọng để duy trì ổn định giá cả trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước gia tăng.
Tin liên quan
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém
10:33 | 15/12/2024 Kinh tế
Tăng trưởng tín dụng sẽ đạt 15%, còn có thể cao hơn nếu không có bão số 3
20:52 | 07/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics