Co hẹp lợi nhuận khi tỷ giá và lãi suất leo cao
Lãi suất tăng và nỗi lo lợi nhuận cuối năm | |
Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành tạo áp lực ra sao lên lãi suất cho vay? |
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tỷ giá và lãi suất là "áp lực kép" lên chi phí sản xuất kinh doanh. Ảnh: H.Dịu |
Đơn hàng và lợi nhuận dần vơi
USD vẫn là đồng tiền thanh toán chính cho phần lớn các hợp đồng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, nên diễn biến giá USD tăng hay giảm mạnh đều gây ra biến động và nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp có hoạt động liên quan xuất nhập khẩu.
Tại Việt Nam những ngày qua, sau khi NHNN nới biên độ tỷ giá USD/VND từ ±3% lên ±5% sau gần 10 năm giữ nguyên cũng như NHNN 4 lần liên tiếp điều chỉnh giá bán tại Sở Giao dịch NHNN trong 1 tháng, tỷ giá trung tâm giữa USD và VND cũng như tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đều biến động tăng mạnh. Thậm chí, giá USD tại nhiều ngân hàng thương mại ở mức kịch trần hoặc sát trần.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng Bắt đầu từ tháng 10/2022, thị trường tiền tệ và ngoại hối trong nước biến động mạnh, chủ yếu do tâm lý kỳ vọng, các thông tin không đúng sự thật xuất hiện đã tác động mạnh tới hoạt động của tổ chức tín dụng cũng như diễn biến thị trường ngoại tệ. NHNN xác định trọng tâm của chính sách tiền tệ thời điểm này là phải đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng, cho phép tỷ giá linh hoạt hơn và tăng lãi suất. Thị trường ngoại hối ổn định là vô cùng quan trọng với niềm tin cho thị trường. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở sâu nên phải luôn sẵn sàng tâm thế ứng phó. Vì thế, chính sách tiền tệ phải xác định tinh thần xuyên suốt là kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô. Còn trong ngắn hạn sẽ phải đánh đổi các mục tiêu. Ví dụ để ổn định tỷ giá thì chấp nhận lãi suất phải tăng, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp cũng như tăng trưởng GDP. Tuy vậy, sau khi ổn định thị trường tài chính thì chúng ta sẽ tăng tốc trở lại. (Thống đốc Nguyễn thị Hồng giải trình tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 28/10) TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: Tạo thị trường vốn thông suốt Mới đây, NHNN đã nâng biên độ tỷ giá, nghĩa là chấp nhận thị trường sẽ có sự biến hóa, linh hoạt hơn giữa cung và cầu. Tuy vậy, với tư cách là ngân hàng trung ương, là người mua bán cuối cùng trên thị trường, NHNN sẽ có sự can thiệp để tỷ giá đạt trạng thái tối ưu, bảo đảm tác động vào chi phí nhập khẩu không quá lớn dẫn tới tác động vào lạm phát, đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo không tác động quá lớn đến tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, đến dòng kiều hối, xếp hạng tín nhiệm quốc gia… Tôi luôn khuyến nghị là phải giữ phòng tuyến tỷ giá, để tiền đồng không bị mất giá quá nhiều. Hiện VND đang có lợi thế ổn định so với USD do lạm phát Việt Nam thấp hơn Mỹ và lãi suất cao hơn Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn, dòng vốn đầu tư đang tìm cách trú ẩn vào USD, thì việc điều hành tỷ giá phải linh hoạt hơn. So với các năm trước, tỷ giá năm nay điều chỉnh mạnh, song so với tương quan các nước khác thì VND vẫn là một trong những đồng tiền có mức mất giá ít nhất so với USD. Tất nhiên, so với các nền kinh tế khác, nền tảng kinh tế vĩ mô của chúng ta ổn định hơn nhiều. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ đốc thúc giải ngân đầu tư công, cải cách thể chế… sẽ giúp nền tảng này càng thêm vững chắc. Về lãi suất, nếu lạm phát không tăng nhiều, thì lãi suất có thể tăng với liều lượng vừa phải. Nhưng chắc chắn một điều, lãi suất cho vay tăng nhanh, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ đội lên, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó và nguy cơ nợ xấu cũng tăng lên. Vì thế, các ngân hàng cần cố gắng để mặt bằng lãi suất cho vay không quá cao, hỗ trợ doanh nghiệp cũng là để bảo vệ cho sự an toàn của chính mình. Thực tế là thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã hy sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng vay vốn, nên hệ thống ngân hàng sẽ có cách để mặt bằng lãi vay không bị tăng quá nhiều thời gian tới. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng nhằm tạo sức lan tỏa, giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Ngoài ra, Việt Nam cần tạo ra một thị trường vốn thông suốt, công khai minh bạch để tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia: Doanh nghiệp cần tái cấu trúc, đa dạng hóa nguồn vốn Lãi suất điều hành tăng, kéo theo đó, lãi suất huy động đã và đang tăng lên từ 1-3% từ đầu năm đến nay tùy kỳ hạn tiền gửi. Tuy nhiên, lãi suất cho vay tăng chậm hơn và ít hơn, ở mức 1-2%, tùy thời hạn vay, khách hàng và ngành nghề vay. Việc này là để hỗ trợ doanh nghiệp một phần theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Tất nhiên, tăng lãi suất là vấn đề khó khăn của doanh nghiệp, bởi nguồn vốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu từ tín dụng. Do đó, NHNN phải cân đối, tính toán đa chiều, tổng hòa các mặt để đưa ra quyết định tăng hay giảm lãi suất, rồi mức độ và tần suất như thế nào. Để ứng phó với những tác động từ tỷ giá và lãi suất lên chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần quyết liệt tái cấu trúc, đa dạng hóa nguồn vốn, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro, nhất là rủi ro tài chính, lãi suất và tỷ giá. Các doanh nghiệp có thể phối hợp với tổ chức tài chính trong nước để kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn. Bà Phùng Thị Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Triển khai giải pháp bình ổn lãi suất cho vay Vietcombank đang cố gắng giữ lãi suất huy động thấp hơn thị trường mà vẫn đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Vietcombank đã triển khai một loạt giải pháp nhằm bình ổn lãi suất cho vay cho khách hàng. Để hỗ trợ khách hàng, sắp tới, ngân hàng triển khai gói ưu đãi lãi suất, trong đó giảm trực tiếp lãi suất cho cả các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới. Bình Nam (ghi) |
Trong ngày 31/10, tỷ giá trung tâm niêm yết ở mức 23.695 VND/USD, với biên độ ±5% đang áp dụng, tỷ giá trần là 24.880 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.510 VND/USD. Giá USD tại các ngân hàng niêm yết quanh mức 24.597-24.877 VND/USD. Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2022 của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD tháng 10/2022 tăng 1,84% so với tháng trước và tăng 5,42% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 10 tháng năm 2022 tăng 1,17% so với cùng kỳ.
Với diễn biến tăng mạnh của tỷ giá trong nước như trên, về lý thuyết, tỷ giá tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp đều đang phải chịu những ảnh hưởng nhất định, đa phần theo hướng tiêu cực.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, đại diện một doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc cho biết, nguyên liệu để sản xuất đa phần là nhập khẩu, nên đợt nhập nguyên liệu mới đây rơi vào thời điểm tỷ giá giữa USD và VND tăng lên tới 5%, nghĩa là chi phí sản xuất sẽ tăng thêm từ 6-7%, trong khi không thể điều chỉnh ngay giá bán hàng vì vấn đề hợp đồng, cũng như tâm lý khách hàng sẽ khó chấp nhận việc doanh nghiệp tăng giá, hoặc là chuyển sang mua hàng của đối tác khác, hoặc là giảm ngay lượng tiêu thụ sản phẩm.
Với các doanh nghiệp có xuất khẩu, vấn đề tăng tỷ giá có thể được bù đắp bằng giá bán ra, nhưng “lời lãi” cũng sẽ ít hơn. Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, tỷ giá tăng khiến giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng mạnh, làm giảm đáng kể phần lãi chênh lệch từ tỷ giá. Hơn nữa, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng nhanh khiến người dân các quốc gia nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam thắt chặt hầu bao, chi tiêu ít đi thì nhu cầu cũng ít đi, lượng đơn hàng đã ít mà doanh nghiệp còn bị các nhà nhập khẩu liên tục “ép” giá.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Thượng Uyển, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh cho hay, đồng USD mạnh lên khiến nhiều đồng tiền mất giá nặng nề, trong đó có đồng Yên của Nhật Bản. Là một trong những thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp, đồng Yên mất giá nên người dân cũng chi tiêu ít hơn, lượng đơn hàng của doanh nghiệp giảm mạnh. Ông Uyển chia sẻ, thông thường đến tháng 10 hàng năm là doanh nghiệp đã có kế hoạch sản xuất và đơn hàng cho năm sau, nhưng năm nay thì chưa thể tính toán được, lượng đơn hàng đi Nhật Bản đã giảm 20-30% so với trước.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho hay, tỷ giá VND/USD tăng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu như thép cán nóng, kẽm thỏi, hợp kim nhôm kẽm… của các doanh nghiệp tôn mạ và tăng chi phí chênh lệch tỷ giá với các khoản vay bằng USD. Vì thế, đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất của HSG chỉ đạt 251 tỷ đồng, hoàn thành 17% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tương tự, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã ghi nhận mức lỗ kỷ lục 1.786 tỷ đồng trong quý 3/2022. Một trong những nguyên nhân là do chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát làm lãi suất tăng mạnh, tỷ giá USD leo cao, làm tăng chi phí tài chính.
Cùng với tác động đến lợi nhuận và đơn hàng, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho biết, tỷ giá ngoại tệ tăng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh với doanh nghiệp xuất khẩu của những nước có nguồn nguyên liệu trong nước nhiều và tỷ giá thấp hơn.
Áp lực còn dài, doanh nghiệp phải gắng cầm cự
Theo phân tích của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, việc nới biên độ cho phép tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh linh hoạt hơn so với tỷ giá trung tâm. Trong ngắn hạn, điều chỉnh này là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12 tới đây. Hơn nữa, trong nước, nguồn cung ngoại tệ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý 4/2022 do xuất khẩu yếu đi, kiều hối chậm lại. Do đó, SSI dự báo, áp lực vẫn chưa thể hạ nhiệt sớm và tỷ giá bán tại các ngân hàng thương mại vẫn được niêm yết quanh mức trần giao dịch mới, tương đương với việc VND đã mất giá gần 8,6% so với cuối năm 2021.
Áp lực tỷ giá là thế, hoạt động của các doanh nghiệp còn đang phải đối mặt với bối cảnh lãi suất tăng cao. Chỉ trong hơn 1 tháng, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tăng một loạt lãi suất điều hành, với mức điều chỉnh lên tới 1% mỗi lần. Theo giới phân tích, việc tăng lãi suất chính sách của NHNN là phù hợp trước áp lực tỷ giá giữa USD và VND đang tăng cao, mặc dù so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới và khu vực, VND là đồng tiền giữ được sự ổn định tốt hơn hẳn.
Tuy nhiên, phản ứng trên thị trường đang khá gay gắt, các ngân hàng thương mại liên tục “chạy đua” tăng lãi suất huy động.
Theo ghi nhận mới nhất đến cuối tháng 10/2022, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên mức trên 8-9%/năm với các kỳ hạn trên 12 tháng, thậm chí lãi suất 11%/năm đã xuất hiện nhưng với điều kiện khắt khe. Hơn nữa, 4 ngân hàng quốc doanh chiếm thị phần lớn là Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank cũng đã tăng lãi suất với mức lên 7,4% cho kỳ hạn 12 tháng. Vì thế, để đảm bảo biên lợi nhuận (NIM), lãi suất cho vay chắc chắn sẽ dâng lên, dù có nhiều ý kiến cho rằng mức độ sẽ chậm hơn đà tăng của lãi suất huy động.
Đại diện một doanh nghiệp ngành xây dựng tại Hà Nội chia sẻ, từ đầu năm đến nay, phía ngân hàng đã 2 lần thông báo tăng lãi suất cho vay. Theo khảo sát, lãi suất cho vay bình quân với doanh nghiệp hiện đã lên tới 11-12%/năm, thậm chí nhiều doanh nghiệp phản ánh, để được giải ngân, các doanh nghiệp còn phải chịu thêm chính sách “mua bia kèm lạc”, nghĩa là phải mua bảo hiểm cho khoản vay, khiến lãi suất cho vay thực tế cao hơn hợp đồng chính thức.
Như vậy, tính toán sơ bộ, nếu một doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu thì không chỉ phải chịu lãi suất cho vay tăng thêm từ 2-3% mà còn phải cộng với mức biến động trên 5% của tỷ giá, khiến chi phí kinh doanh tăng lên tới 10%. Chưa kể, tỷ giá và lãi suất cũng khiến các chi phí liên quan đến vận tải, logistics và nguyên liệu cũng sẽ bị đẩy lên, khiến không ít doanh nghiệp phải “than thở” rằng, thời gian này chỉ “ăn đong”, phải nương theo tình hình, cầm cự hoạt động để duy trì lương cho nhân viên.
Kiến nghị đưa doanh nghiệp xuất khẩu vào diện hỗ trợ
Có thể thấy, mọi khó khăn đang dồn về nền kinh tế và doanh nghiệp do có độ mở cửa lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên đòi hỏi chính sách tiền tệ phải thực sự linh hoạt. Mặc dù 10 tháng năm 2022, chúng ta vẫn ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD so với mức nhập siêu 0,63 tỷ USD của cùng kỳ năm 2021, nhưng không thể chủ quan với những biến động khó lường của kinh tế thế giới.
Chính vì thế, tại các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, lo lắng cho "sức khỏe" của doanh nghiệp trước áp lực của tiền tệ, lạm phát, các đại biểu Quốc hội đã kiến nghị cần đưa các doanh nghiệp xuất khẩu vào diện hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, miễn giảm, giãn thuế, đơn giản hóa các thủ tục nhằm khuyến khích tập trung vào xuất khẩu để tăng thêm nguồn thu. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì khuyến khích các doanh nghiệp này đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng cách sử dụng các ngoại tệ khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD để giảm áp lực lên tỷ giá.
Còn tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, hiệu quả, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, kịp thời, chính xác. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, phấn đấu bảo đảm thặng dư thương mại bền vững.
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics