Sau tỷ giá, doanh nghiệp lo ngại về lãi suất và thanh khoản
Co hẹp lợi nhuận khi tỷ giá và lãi suất leo cao | |
Lãi suất tăng và nỗi lo lợi nhuận cuối năm | |
Trước thềm FED tăng lãi suất, tỷ giá chịu sức ép lớn |
Lạm phát thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao nhất thế giới. Ảnh: ST |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 9 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,46 triệu tấn thép, giảm sâu 34,4% so với cùng kỳ năm trước; giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD, giảm mạnh 22,6% so với cùng kỳ năm 2021. Về nhập khẩu, lũy kế 9 tháng, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 8,93 triệu tấn với trị giá hơn 9,56 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng nhưng lại tăng 9,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Như vậy, nhập siêu sắt thép đã quay trở lại gần 2,5 triệu tấn sau 9 tháng đầu năm 2022. Nhưng theo các doanh nghiệp ngành thép, mỗi container hàng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất đang phải gánh thêm chi phí do tỷ giá tăng. Điều này khiến giá thành tăng, lợi nhuận tụt lùi.
Nguồn: WB |
Chia sẻ tại Đối thoại: “Điều hành tỷ giá USD-VND: Ổn định kinh tế vĩ mô” được tổ chức vào ngày 21/11, theo ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, áp lực tỷ giá cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành thép. Bởi nguyên liệu sản xuất thép phần lớn đều phải nhập khẩu, khi tỷ giá tăng đã khiến các doanh nghiệp thành viên của công ty tăng chi phí sản xuất lên tới vài chục tỷ đồng. Khó khăn còn tăng thêm khi mà để kiềm chế tỷ giá, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là phải tăng lãi suất.
Tính chung trong quý 3/2022, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép sa sút đáng kể. Các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết đã ghi nhận khoản lỗ khoảng 4.500 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí hàng tồn kho cao và lỗ tỷ giá.
Trước đó, báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 11 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã cho rằng, tính đến tháng 11/2022, VND đã mất 9,1% giá trị so với đồng USD. Vì thế, các chuyên gia của WB nhận định, cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam có thể cân nhắc cho phép tỷ giá linh hoạt hơn nữa, bao gồm cho phép tỷ giá tham chiếu tăng nhanh hơn. Biện pháp này có thể được bổ sung bằng cách tiếp tục sử dụng lãi suất tham chiếu, đặc biệt nếu tỷ giá tăng nhanh dẫn đến tăng lạm phát và làm cho kỳ vọng lạm phát gia tăng. Do áp lực tỷ giá kéo dài, biện pháp bán ngoại tệ trực tiếp nên được áp dụng sáng suốt để bảo tồn dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, theo nhận định của chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, với tình hình lạm phát Mỹ hiện nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm dần tốc độ tăng lãi suất. Sức ép tăng lãi suất của Fed giảm cộng với FDI giải ngân tăng tốt và cán cân thanh toán thặng dư là cơ hội để Việt Nam giữ được tỷ giá hối đoái.
Do đó, vấn đề được vị chuyên gia này lo ngại hơn là lãi suất và thanh khoản. “Chúng ta quá lo ngại lạm phát dẫn đến mức điều hành lãi suất tương đối cao, khiến lạm phát Việt Nam gần như thấp nhất thế giới nhưng lãi suất cho vay thì thuộc nhóm cao nhất thế giới”, TS. Lê Xuân Nghĩa nêu rõ.
Vị này cũng lấy ví dụ, tại châu Âu, lãi suất 3% nhưng lạm phát lên 10%: Mỹ lạm phát 8%, lãi suất cho vay khoảng 3%/năm… Việt Nam ngược lại sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp, nên khi những căng thẳng về tỷ giá hối đoái đã giảm, thì cần tập trung thanh khoản, lãi suất.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam chia sẻ, có những doanh nghiệp trong hiệp hội đã phải đi vay nóng, để xử lý những vấn đề tiền lương và sản xuất. Vì thế, vị này kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem lại và điều chỉnh vấn đề về lãi suất.
Theo WB, tăng trưởng tín dụng giảm xuống còn 16,5% trong tháng 10 do tác động của việc NHNN thặt chặt điều kiện huy động tài chính trong nước bằng cách nâng lãi suất lên tổng cộng 200 điểm cơ bản trong tháng 9 và tháng 10. Lãi suất cũng biến động mạnh hơn, dao động từ mốc đáy 3,1% lên mốc đỉnh 8,4% trong tháng 10.
Không chỉ lãi suất tăng, các doanh nghiệp cũng chia sẻ rất khó tiếp cận vốn do thanh khoản thị trường cạn kiệt. Do đó, TS. Lê Xuân Nghĩa khuyến nghị, NHNN cần bơm tiền ra cho nền kinh tế; Bộ Tài chính “ra tay” xử lý phần vốn đầu tư công mắc cạn. Vị này cũng kiến nghị lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp đó phải có tài sản thế chấp theo một tỷ lệ nhà nước quy định.
Ngoài ra, theo WB, việc phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ lúc này trở nên hết sức quan trọng để đảm bảo giá cả ổn định trong bối cảnh lạm phát cơ bản trong nước tăng tốc.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics