Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2 (AFMGM 2)
Giới thiệu
1. Chúng tôi, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN, đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung dưới sự chủ trì của Ngài Lien Thikeo, Bộ trưởng Tài chính Lào và Ngài Somphao Phaysith, Thống đốc Ngân hàng trung ương Lào.
2. Chúng tôi, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Tổng Thư ký ASEAN, muốn bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ngài Thongsing Thammavong, Thủ tướng Lào đã tiếp kiến chúng tôi tại Văn phòng Thủ tướng Chính phủ.
3. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cam kết của mình để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì ổn định tài chính trong khu vực ASEAN trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu. Chúng tôi cũng đã chia sẻ những quan điểm của mình với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) về những triển vọng kinh tế, rủi ro, cơ hội và thách thức về chính sách chúng ta đang phải đối diện trong khu vực, trong những nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm.
4. Chúng tôi hoan nghênh việc triển khai thành công Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Kế hoạch tổng thể 2025 với vai trò định hướng hoạt động hợp tác của ASEAN trong 10 năm tới. Chúng tôi đã thông qua các Kế hoạch hành động chiến lược về Hội nhập tài chính ASEAN 2025 do các Ủy ban công tác soạn thảo. Chúng tôi cam kết sẽ triển khai các Kế hoạch hành động này để thúc đẩy hội nhập tài chính, tài chính toàn diện và ổn định tài chính trong khu vực, từ đó hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ASEAN.
Cập nhật tình hình kinh tế khu vực và những thách thức chính sách
5. Chúng tôi ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 4,4% của khu vực ASEAN trong năm 2015 mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn. Nhìn về tương lai, cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng ở các nền kinh tế của chúng ta. Đầu tư trong khu vực ASEAN sẽ được định hướng một phần theo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện kết nối khu vực. Tuy nhiên, chúng ta nhận thức rằng những bất ổn từ bên ngoài sẽ vẫn là những thách thức lớn trong năm nay.
6. Đối mặt với những thách thức từ các yếu tố bên ngoài, chúng tôi cam kết triển khai chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các biện pháp chính sách thận trọng khác để duy trì tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô. Chúng tôi sẽ tiếp tục các phiên thảo luận đa phương về chính sách kinh tế vĩ mô và hợp tác tài chính ASEAN. Tái cơ cấu nền kinh tế để củng cố nền kinh tế sẽ vẫn là ưu tiên của khu vực. Chúng tôi nhất trí tăng cường các sáng kiến hợp tác và hội nhập nhằm tăng cường sự bền vững của khu vực ASEAN trước những cú sốc bên ngoài và biến động của thị trường tài chính.
Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN (RIA-Fin)
7. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ đáng kể mà các Nhóm công tác trong khuôn khổ Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN đã đạt được để hội nhập tài chính sâu hơn, qua đó thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Chúng tôi hoan nghênh kết quả đàm phán Gói thứ 7 về Dịch vụ tài chính trong Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS). Chúng tôi cũng nhận thức nhu cầu cần gia tăng nỗ lực trong Khung khổ hội nhập ngân hàng ASEAN (ABIF) để khuyến khích số lượng nhiều hơn các ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs). Chúng tôi cũng phê chuẩn việc thành lập Ủy ban công tác về ABIF.
8. Chúng tôi hoan nghênh việc thành lập Diễn đàn Bảo hiểm ASEAN (AIFo) để tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban công tác về Tự do hóa dịch vụ tài chính (WC-FSL) và Hội nghị các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM). Diễn đàn này sẽ giúp phối hợp hành động để hỗ trợ hội nhập thị trường bảo hiểm khu vực và cung cấp các chương trình nâng cao năng lực. Kết quả từ quá trình hợp tác này sẽ giúp đạt được những tiến bộ đáng kể trong hội nhập bảo hiểm ASEAN, qua đó thúc đẩy hội nhập thương mại, đầu tư và kinh tế theo các mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
9. Chúng tôi hoan nghênh kết quả làm việc của Ủy ban Công tác về Hệ thống Thanh toán (WC-PSS) trong việc xây dựng một cơ chế thanh toán hiệu quả và an toàn hơn trong khu vực ASEAN. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ của Ban Chỉ đạo về Tăng cường Năng lực (SCCB) trong việc tăng cường các hoạt động xây dựng năng lực nhằm hỗ trợ quá trình hội nhập tài chính ASEAN.
Phát triển Thị trường Vốn
10. Chúng tôi vui mừng với kết quả công tác của Ủy ban công tác về Phát triển Thị trường vốn (WC-CMD) trong việc phát triển thị trường trái phiếu khu vực ASEAN, đặc biệt là tăng cường kênh phân phối bán lẻ trái phiếu trên các thị trường nội địa. Chúng tôi ghi nhận việc tiếp tục cập nhật Bộ chỉ số chấm điểm thị trường trái phiếu ASEAN với vai trò là công cụ giám sát quá trình phát triển của thị trường trái phiếu trong khu vực, cung cấp thông tin cho các sáng kiến liên quan khác. Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp và phân công hợp lý vai trò nhiệm vụ giữa Ủy ban công tác về Phát triển Thị trường vốn với Diễn đàn Thị trường vốn (ACMF) và khuyến khích Ủy ban công tác về Phát triển Thị trường vốn phối hợp với những bên liên quan để giải quyết các vấn đề trong triển khai Quỹ đầu tư hỗn hợp ASEAN (CIS), đặc biệt là các vấn đề về thuế và giao dịch ngoại hối. Nhằm cải thiện hiệu quả Quỹ đầu tư hỗn hợp ASEAN (CIS), chúng tôi đã thông qua việc thành lập một tổ đặc trách liên ủy ban bao gồm WC-CMD, ACMF và Diễn đàn thuế ASEAN nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế.
11. Chúng tôi ghi nhận kết quả của Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF) giúp tăng cường kết nối thị trường vốn khu vực thông qua tạo môi trường hội nhập khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường, các sản phẩm cho riêng khu vực và sản phẩm phái sinh cũng như thúc đẩy quá trình triển khai. Chúng tôi ghi nhận kết quả triển khai Khung rà soát về Bản cáo bạch chung ASEAN với sổ tay hướng dẫn về quản trị và thủ tục trong khung rà soát. Chúng tôi vui mừng trước những phản hồi tích cực về Khung chào bán qua biên giới của Quỹ đầu tư hỗn hợp với 13 quỹ đạt chuẩn đã tham gia Quỹ đầu tư hỗn hợp. Chúng tôi ghi nhận nỗ lực của ACMF đã tiến hành rà soát nguyên tắc về tăng cường kết nối thị trường chứng khoán ASEAN và phương thức xây dựng hạ tầng sau giao dịch có liên quan.
12. Chúng tôi thông qua Tầm nhìn Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (ACMF) 2025 với mục tiêu tăng cường khả năng kết nối, sự phát triển toàn diện và ổn định của thị trường vốn ASEAN và Kế hoạch hành động ACMF 2016 – 2020. Chúng tôi hài lòng với kết quả của Chương trình phát triển thị trường trong Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (A-MDP) với việc triển khai Chương trình các nhà quản lý trẻ ASEAN và việc thành lập Ban tư vấn chuyên trách trong Diễn đàn Thị trường Trái phiếu ASEAN (ACMF) với vai trò là diễn đàn đối thoại về các lĩnh vực chuyên ngành của ACMF. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực ban đầu của ACMF trong việc tăng cường luân chuyển các chuyên gia về thị trường vốn trong khu vực.
Tự do hóa dịch vụ tài chính
13. Chúng tôi vui mừng khi Gói cam kết thứ Bảy về Tự do hóa dịch vụ tài chính trong Hiệp định ASEAN về Dịch vụ (AFAS) đã hoàn tất đàm phán và chúng tôi hi vọng sẽ sớm ký kết Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ Bảy vào ngày 3 tháng 5 năm 2016. Chúng tôi hoan nghênh kết quả đạt được trong đàm phán Gói cam kết thứ Bảy và ghi nhận rằng 8 nước thành viên ASEAN đã tự do hóa hoàn toàn phương thức cung cấp qua biên giới đối với dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không và quá cảnh. Từ đó, vị thế của các trung tâm bảo hiểm và môi giới bảo hiểm ASEAN đối với hỗ trợ thương mại nội khối sẽ tiếp tục nâng cao. Chúng tôi hy vọng sẽ sớm triển khai đàm phán Gói cam kết thứ Tám trong năm 2016 để tiếp tục tự do hóa lĩnh vực dịch vụ tài chính.
14. Chúng tôi vui mừng với kết quả đàm phán của Ủy ban công tác về Tự do hóa Dịch vụ tài chính (WC-FSL) trong các phiên đàm phán Hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 (FTAs) và rà soát các cam kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính trong Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA). Chúng tôi ủng hộ sự hợp tác giữa Ủy ban công tác về Tự do hóa Dịch vụ tài chính (WC-FSL) và Nhóm công tác về Dịch vụ tài chính (SWG-FIN) trong quá trình đàm phán phụ lục dịch vụ tài chính trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Tự do hóa Tài khoản vốn
15. Chúng tôi hài lòng với nỗ lực của Ủy ban công tác về Tự do hóa Tài khoản vốn (WC-CAL) để tự do hóa hơn nữa luân chuyển vốn trong khu vực, nhằm hỗ trợ hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, thương mại và kinh doanh, và tăng cường hội nhập các thị trường trong khu vực với các nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi vui mừng vì Ủy ban công tác về Tự do hóa Tài khoản Vốn (WC-CAL) đang tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận về Lộ trình Tự do hóa tài khoản vốn để hướng dẫn kế hoạch cho các nước thành viên và lộ trình từng bước tự do hóa chế độ tài khoản vốn tương ứng với mức độ sẵn sàng của từng nền kinh tế. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực tăng cường đối thoại chính sách để bổ sung nội dung thảo luận về cơ chế phòng vệ nhằm đảm bảo rằng những nỗ lực tự do hóa sẽ đem lại lợi ích kinh tế đồng thời hỗ trợ hội nhập và ổn định tài chính. Chúng tôi vui mừng khi các quốc gia đang nỗ lực xây dựng năng lực để cải thiện khả năng sẵn sàng hội nhập.
16. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục dỡ bỏ những hạn chế còn tồn tại đối với luồng vốn thương mại và đầu tư trực tiếp. Luồng vốn đầu tư gián tiếp và các luồng vốn khác cũng sẽ tiếp tục được tự do hóa tùy vào điều kiện của từng quốc gia cùng với các biện pháp phòng vệ hợp lý.
Tăng cường Hợp tác Tài chính và Hội nhập Kinh tế ASEAN
Tăng cường giám sát khu vực
17. Chúng tôi hài lòng với những tiến bộ liên tục của Văn phòng Giám sát Hội nhập ASEAN (AIMO) trong quá trình giám sát thực hiện các biện pháp trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Chúng tôi ủng hộ việc điều chỉnh hoạt động AIMO trở thành Tổng vụ giám sát tiến trình hội nhập ASEAN (AIMD) trong Ban Thư ký ASEAN và khuyến khích các đối tác bên ngoài hỗ trợ hơn nữa AIMD thực hiện nhiệm vụ của mình.
18. Chúng tôi ghi nhận vai trò của AMRO trong việc thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình kinh tế vĩ mô và phát triển tài chính khu vực. Chúng tôi chúc mừng Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã được nâng vị thế trở thành một tổ chức quốc tế và chính thức công bố thành lập với trụ sở tại Singapore và tuyển dụng cán bộ quản lý cấp cao. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ đáng kể trong công tác giám sát của AMRO đồng thời mong muốn AMRO sẽ tiếp tục tăng cường cơ chế giám sát và năng lực hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ triển khai Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) với vai trò là cơ chế tài chính khu vực. Chúng tôi cam kết sẽ phối hợp với các đối tác Cộng 3 để hỗ trợ AMRO và đảm bảo ổn định tình hình tài chính - kinh tế vĩ mô trong khu vực.
Tài trợ Cơ sở hạ tầng
19. Chúng tôi vui mừng với sự phát triển của Quỹ Cơ sở hạ tầng (AIF). Chúng tôi hiểu rằng AIF là một phần quan trọng trong những nỗ lực của ASEAN để tăng cường kết nối vật chất và thu hẹp khoảng cách phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực. Chúng tôi rất vui mừng khi AIF đã lựa chọn 7 dự án cơ sở hạ tầng (tính đến cuối năm 2015) và mong muốn sẽ có nhiều dự án nằm trong danh sách hỗ trợ của AIF.
20. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của Quỹ Cơ sở hạ tầng (AIF) trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động và quản lý, khuyến khích AIF tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ADB và các bên liên quan để triển khai các nhiệm vụ quan trọng trong năm 2016, đặc biệt là vấn đề xếp hạng tín nhiệm cho phát hành trái phiếu tương lai, đáp ứng các yêu cầu về vốn, tiếp tục triển khai các dự án và đa dạng hóa sản phẩm.
Hợp tác trong các vấn đề về Hải quan
21. Chúng tôi đã ký Nghị định Thư về Khung Pháp lý để áp dụng triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN (PLF-ASW) trong năm 2015, từ đó tiến hành áp dụng biện pháp của Cơ chế một cửa này nhằm tạo thuận lợi hơn nữa hoạt động thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN. Chúng tôi khuyến khích các nước thành viên ASEAN tích cực triển khai Dự án thí điểm Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW) và Cơ chế Một cửa quốc gia (NSW).
22. Chúng tôi ghi nhận kết quả triển khai Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) nhằm thuận lợi hóa thương mại trong khu vực ASEAN. Chúng tôi cũng khuyến khích các nước thành viên hỗ trợ triển khai dự án ACTS ở các nước thí điểm và đẩy nhanh quá trình ký kết và phê duyệt các Nghị định thư liên quan đến Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho quá cảnh hàng hóa (AFAFGIT).
Hợp tác ASEAN về Thuế
23. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ quan trọng về việc xây dựng các hiệp định thuế song phương trong khuôn khổ Diễn đàn Thuế ASEAN (AFT). Chúng tôi đặc biệt hoan nghênh Hiệp định tránh đánh thuế trùng đầu tiên của Campuchia với Singapore và mong muốn các nước thành viên ASEAN tiếp tục thực thi cam kết trong Kế hoạch tổng thể AEC 2025 để hoàn tất mạng lưới các hiệp định thuế song phương về tránh thuế trùng, đồng thời tiếp tục xem xét vấn đề về thuế khấu trừ tại nguồn để mở rộng cơ sở nhà đầu tư khi phát hành trái phiếu trong ASEAN. Chúng tôi khuyến khích các nước thành viên củng cố quá trình trao đổi thông tin về thuế theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác về xây dựng năng lực trong lĩnh vực thuế. Chúng tôi cũng hoan nghênh kế hoạch thảo luận của AFT về các lĩnh vực khác về thuế, bao gồm Mã số người nộp Thuế toàn cầu (TIN), vấn đề xói mòn cơ sở thuế và di chuyển lợi nhuận (BEPS), đánh giá khả năng hợp tác về thuế môn bài và chia sẻ thông tin trong ASEAN về thuế môn bài. Chúng tôi ủng hộ 6 chiến lược lớn về các kế hoạch hành động hợp tác thuế và giao Diễn đàn Thuế ASEAN tiếp tục triển khai những chiến lược.
Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực bảo hiểm
24. Chúng tôi hoan nghênh kết quả làm việc của Hội nghị các nhà quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM), đặc biệt là sự phát triển của khung giám sát và quản lý bảo hiểm thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm của Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm Quốc tế (IAIS) và cập nhật của các nước thành viên về tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm trong nước. Chúng tôi nhận định rằng các nhà quản lý bảo hiểm cần tiếp tục thảo luận, nỗ lực nghiên cứu và nâng cao năng lực để phát triển hơn nữa thị trường bảo hiểm ASEAN.
25. Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp và tăng cường đối thoại giữa Hội nghị các nhà quản lý Bảo hiểm ASEAN (AIRM) và Ủy ban công tác về Tự do hóa dịch vụ tài chính để tiếp tục phát triển và hội nhập thị trường bảo hiểm ASEAN, đặc biệt là việc thành lập Diễn đàn Bảo hiểm ASEAN (AIFo) nhằm đảm bảo quá trình hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm theo hướng thận trọng và mang lợi ích cho tất cả các nước thành viên.
26. Chúng tôi ghi nhận việc Quỹ Hội nhập ASEAN - Nhật bản đồng ý hỗ trợ cho giai đoạn đầu của Bảo hiểm và Tài trợ rủi ro thiên tai ASEAN (DRFI). Chúng tôi khuyến khích các nước thành viên ASEAN tham gia đầy đủ trong quá trình triển khai dự án này.
Tài chính toàn diện
27. Chúng tôi hoan nghênh việc thành lập Ủy ban công tác về Tài chính toàn diện (WC-FINC) với vai trò hỗ trợ mở rộng tiếp cận tài chính toàn diện trong khu vực ASEAN để cải thiện tăng trưởng kinh tế, xóa nghèo và giảm bất bình đẳng về thu nhập. Chúng tôi mong đợi sự cân nhắc hiệu quả và hợp tác chặt chẽ giữa WC-FINC và các ủy ban công tác có liên quan cũng như các đối tác. Chúng tôi tái khẳng định cam kết đưa tài chính toàn diện là một trong những ưu tiên chính sách và là một trong các trụ cột trong hợp tác tài chính ASEAN trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về AEC 2025.
Xây dựng một ASEAN vững mạnh hơn
28. Chúng tôi hoan nghênh Indonesia sẽ chủ trì Hội nghị Xúc tiến đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMIS) lần thứ 11 trong năm nay để quảng bá ASEAN là một điểm đầu tư hấp dẫn. Chúng tôi nhất trí rằng AFMIS là sự kiện quan trọng để đối thoại với các bên liên quan và nhà đầu tư về tình hình phát triển và năng lực cạnh tranh trong đó có triển vọng và cơ hội tiềm năng kinh doanh tại ASEAN.
Lời cảm ơn
29. Chúng tôi cảm ơn Lào đã chủ trì thành công Hội nghị AFMGM lần thứ 2 và hoan nghênh Philippines sẽ chủ trì ASEAN trong năm 2017.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK