Từ vụ Asanzo rút ra bài học gì cho doanh nghiệp Việt Nam?
Điều tra doanh nghiệp “ma” nhập khẩu hàng điện tử ASANZO | |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng yêu cầu xác minh vụ việc của Công ty Asanzo | |
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì xác minh vụ việc của Asanzo |
Các chuyên gia nêu lên những điểm lưu ý giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về pháp lý trong quá trình kinh doanh. Ảnh:N.H |
Theo đó, đứng ở góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, CEO Hãng luật Hưng Yên, Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, nếu Asanzo có đội ngũ pháp lý tốt thì sẽ không xảy ra câu chuyện như những ngày qua. Cụ thể, điện thoại Iphone của Apple hầu như không sản xuất ở Mỹ nhưng vẫn được coi là hàng Mỹ. Trong khi đó, sản phẩm của Asanzo có tới 30% được sản xuất tại trong nước.
Luật sư Quynh đặt ra hai giả thiết cho câu chuyện Asanzo. Theo đó, nếu Asanzo mua linh kiện trôi nổi về để sản xuất tivi, thì công ty đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty đã đăng ký bảo hộ cho các linh kiện được sản xuất ở Trung Quốc và chứng minh được rằng 70% linh kiện nhập khẩu đó là được đặt hàng sản xuất ở nước ngoài thì sẽ là đúng quy định.
Từ câu chuyện của Asanzo, TS.LS Bùi Quang Tín, Trọng tài viên Trọng tài thương mại phía Nam, Thành viên liên đoàn luật sự Việt Nam lưu ý, khi doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về sản xuất, lắp ráp thì cần quan tâm đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu để tránh đi vào “vết xe đổ” như câu chuyện của Asanzo những ngày qua.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng tiền của họ trong khi đó Việt Nam lại chuẩn bị gia nhập nhiều Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới (FTA). Điều này đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, gây ra các rủi ro về mặt pháp lý khó lường.
Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và hệ thống pháp luật đang còn nhiều sự bất cập, chồng chéo, phức tạp và thay đổi nhanh chóng, vấn đề rủi ro pháp lý luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.
TS Luật Phan Ngọc Tâm, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại phía Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần đề cao tính tuân thủ cả về chính sách Nhà nước, quy định pháp luật cũng như các chính sách, hệ thống tiêu chuẩn…
“Nếu không đảm bảo tuân thủ, rủi ro pháp lý có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt khi doanh nghiệp đã phát triển tới một quy mô nhất định, đối thủ cạnh tranh sẽ có thể tìm ra các lỗ hổng, sai sót để cản trở sự phát triển của công ty. Việc tuân thủ này là sự đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra trên một nền tảng an toàn và hợp pháp” – ông Tâm nói.
Ngoài ra, ông Tâm cũng cho hay, trong quá trình hợp tác làm ăn, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc khách hàng có mua hàng hay không, số lượng hàng hoá, thời gian giao hàng… mà không chú trọng tới việc lập hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp giao phó toàn bộ việc soạn thảo hợp đồng cho đối tác. “Đây chính là việc trao quyền quyết định luật chơi vào tay đối tác và khi xảy ra tranh chấp thì thiệt hại sẽ rất lớn” – ông Tâm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, doanh nghiệp cũng cần quan tâm tìm hiểu quy định pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu quy định về các vấn đề về chế độ, chính sách nội bộ, quyền sở hữu trí tuệ…
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Tôn vinh hơn 500 nông sản Việt OCOP
14:47 | 06/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thương mại điện tử: Cánh cửa đưa hàng Việt Nam ra thế giới
14:15 | 04/07/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK