Tự động hóa - giải pháp cho vấn đề lao động của Trung Quốc
Trung Quốc tối ưu hóa kiểm soát nhập khẩu thực phẩm chuỗi lạnh | |
Trung Quốc đưa ra loạt đề nghị mới trong thông quan hàng hóa | |
Trung Quốc tăng mạnh nhập rau quả chế biến từ Việt Nam, Hoa Kỳ |
Tự động hóa giúp các nhà máy Trung Quốc tập trung vào các dây chuyền sản xuất cao cấp đòi hỏi độ chính xác cao |
Điều này giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thúc đẩy quá trình tự động hóa và củng cố vị thế thống trị trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu, ngay cả khi dân số trong độ tuổi lao động của nước này đang giảm dần.
Theo số liệu từ Liên đoàn Robot học Quốc tế (IFR), số lô hàng robot công nghiệp cập bến Trung Quốc trong năm 2021 đã tăng 45% so với năm trước đó, lên hơn 243.000 đơn vị. Năm ngoái, Trung Quốc chiếm gần 50% tổng số lượng robot công nghiệp hạng nặng được lắp đặt, qua đó củng cố vị thế thị trường số 1 đối với các nhà sản xuất robot trên toàn thế giới. Số lượng robot mới được lắp đặt tại Trung Quốc cao gần gấp đôi so với các nhà máy ở châu Mỹ và châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng nước này đang cố gắng bắt kịp các quốc gia giàu có hơn. Ngoài ra, quá trình tự động hóa nhanh chóng cũng phản ánh sự thừa nhận ngày càng rộng rãi rằng các nhà máy Trung Quốc cần phải thích ứng khi nguồn cung lao động giá rẻ giảm và mặt bằng tiền lương tăng lên. Bằng cách “tuyển dụng” nhiều robot hơn, các nhà máy của Trung Quốc có thể thu hẹp khoảng cách đang ngày càng được nới rộng trên thị trường lao động và giảm chi phí. Như vậy, các tập đoàn đa quốc gia tại phương Tây sẽ không có động lực dịch chuyển sản xuất sang nơi khác.
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là công xưởng sản xuất của thế giới, chiếm đến 29% sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều công nhân trẻ tuổi đang tìm kiếm những công việc linh hoạt hơn trong lĩnh vực dịch vụ đang mở rộng của nước này. Bên cạnh đó, thời kỳ bùng nổ người nhập cư kéo dài tại quốc gia này cũng chuẩn bị kết thúc.
Ngoài việc giúp giải quyết áp lực từ những thay đổi kể trên, tự động hóa có thể giúp các nhà máy Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào các dây chuyền sản xuất cao cấp đòi hỏi độ chính xác cao hơn mức mà hầu hết con người có thể thực hiện, trong khi chi phí lắp đặt robot cũng đang trở nên rẻ hơn và dễ thích nghi hơn.
Một số lĩnh vực sử dụng nhiều robot có thể kể đến là các nhà sản xuất ô tô, nhựa, cao su, kim loại và máy móc. Dữ liệu từ IFR cho thấy việc lắp đặt robot trong lĩnh vực ô tô của Trung Quốc đã tăng gần 90% trong năm ngoái. Jay Huang, Giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc đại lục tại cơ quan nghiên cứu Bernstein, dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có từ 3,2 triệu đến 4,2 triệu robot công nghiệp làm việc trong các dây chuyền sản xuất vào năm 2030, tăng so với mức khoảng 1 triệu hiện tại.
Trong bối cảnh Mỹ và các nước phương Tây quan ngại về sự phụ thuộc quá mức vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã chủ trương giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài và mở rộng thị phần của các công ty trong nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những áp lực đang hiện hữu đối với thị trường lao động đồng nghĩa rằng robot sẽ trở thành yếu tố rất quan trọng đối với việc đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Tin liên quan
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK