Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng: Lợi nhuận của ngân hàng cần được hiểu đúng, khách quan, toàn diện
Ông Nguyễn Quốc Hùng |
6 tháng đầu năm 2021, các ngân hàng tiếp tục đạt mức lợi nhuận cao, theo ông, nguyên nhân do đâu?
Theo tôi, lợi nhuận của ngân hàng đạt mức cao là điều đáng mừng, từ đó, các ngân hàng sẽ có thêm nhiều nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế. Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, đo đó, cần phải có những ứng xử và cách nhìn đặc biệt chứ không nên chỉ nhìn vào lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế, lợi nhuận của ngân hàng cần phải được hiểu đúng, nhìn nhận khách quan, toàn diện ở các góc độ.
Đến nay, nhiều ngân hàng đã công bố các chương trình hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chẳng hạn, Agribank quyết định giảm thêm 5.500 tỷ đồng lãi suất tiền vay đối với khách hàng hiện hữu. VietinBank cũng thông báo sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1%/năm cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Dự kiến, tổng số tiền lãi và phí VietinBank hỗ trợ khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2021 là trên 2.000 tỷ đồng và cả năm lên tới trên 6.000 tỷ đồng. BIDV cũng giảm lãi suất cho vay bình quân 1 điểm %/năm đối với dư nợ hiện hữu; giảm tối đa đến 2 điểm %/năm với một số nhóm khách hàng khó khăn… Các ngân hàng thương mại như MB, Sacombank, Agribank, ACB, HDBank... cũng đã công bố giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. |
Thứ nhất, bản thân các tổ chức tín dụng đã tự củng cố, nâng cao được năng lực quản trị, năng lực tài chính của mình. Đơn cử, năng lực tài chính được nâng cao thông qua biện pháp tăng vốn điều lệ. Gần như tất cả các tổ chức tín dụng đã tăng được vốn điều lệ để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel II. Nhiều ngân hàng trong nhiều năm liền không chi trả cổ tức cho cổ đông để dành nguồn lực vốn cho tương lai.
Thứ hai, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động nhờ sớm đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tích cực cải cách thủ tục hành chính.
Thứ ba, khác với trước kia, nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi vay thì nay, tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các tổ chức tín dụng đều gia tăng, có ngân hàng thu dịch vụ đóng góp tới 40% vào lợi nhuận, điều này phù hợp với xu thế quốc tế.
Thứ tư, quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng mang lại hiệu quả cao. Tới nay, 21 tổ chức tín dụng đã mua lại các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC), hoạt động trích lập dự phòng rủi ro cũng được tăng cường.
Thứ năm, bản thân các tổ chức tín dụng đã tích cực mở rộng hoạt động dịch vụ như ngân hàng đại lý, bảo hiểm và nhiều hoạt động khác giúp tăng thu nhập từ các hoạt động này.
Thứ sáu, sau hơn một năm tổ chức thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã giúp các tổ chức tín dụng tạm thời chưa phải trích lập dự phòng rủi ro nên cũng giảm được chi phí.
Thứ bảy, lợi nhuận ngân hàng đang được tạm tính trên cả các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải thoái thu, lúc đó sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận nữa.
Ông nhận định như thế nào trước nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức tín dụng đang “hút máu” khách hàng vay vốn để thu lợi nhuận cao hay lãi suất đầu vào giảm nhưng lãi suất đầu ra chưa giảm tương ứng?
Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa, cần phải nhìn lợi nhuận của ngân hàng một cách toàn diện và đầy đủ trên mọi khía cạnh. Còn nói lợi nhuận ngân hàng tăng do “ăn” chênh lệch lãi suất cao là hoàn toàn không chính xác.
Thực tế cho thấy, chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra có doãng ra trong năm 2021 nhưng độ doãng ra đó hợp lý và phù hợp với thực tế, chênh lệch này chưa tính toán đến chi phí hoạt động và chi phí rủi ro, không phải do ngân hàng lợi dụng việc giảm lãi suất đầu vào mà tăng hoặc giữ nguyên lãi suất cho vay.
Tỷ lệ vốn không kỳ hạn tăng thêm, chi phí giảm xuống, vốn điều lệ được bổ sung đảm bảo hệ số CAR là điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất. Nhưng việc giảm lãi cũng phải có bước đi, lộ trình phù hợp. Hiện tỷ lệ nợ trung và dài hạn tại các ngân hàng lên tới 40%. Do trước đây các khoản vay này đều có lãi suất cao, nên tới khi giảm lãi suất, bắt buộc phải thực hiện giảm từng bước để đảm bảo tỷ lệ đủ bù đắp chi phí của tổ chức tín dụng.
Ngân hàng là “huyết mạch” của nền kinh tế. “Huyết mạch” có sức khỏe tốt - về mặt tài chính là cơ sở để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Đây là điều mà các tổ chức tín dụng đã và đang thực hiện trong suốt thời gian qua. Đơn cử như việc các tổ chức tín dụng đồng thuận giảm lãi suất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ước tính lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu sức khỏe của tổ chức tín dụng không tốt sẽ không đủ khả năng tài chính để giảm lãi suất.
Hơn nữa, lợi nhuận đang được các tổ chức tín dụng cân nhắc sử dụng một cách chặt chẽ và kỹ lưỡng. Ngân hàng là ngành sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để tích cực đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng rất cao, với việc đóng góp lớn vào các quỹ và hoạt động phòng chống đại dịch Covid-19 khoảng trên 1.400 tỷ đồng.
Ông đánh giá như thế nào về sức ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên ngành Ngân hàng trong thời gian tới?
Cũng cần phải nói thêm, các ngân hàng cũng rất mong muốn được sử dụng phần lợi nhuận có được để tăng vốn điều lệ nhằm ứng phó với những nguy cơ rủi ro trong tương lai. Hiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới ngành Ngân hàng là rất lớn. Theo tôi biết, số nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 hiện nay là 347 nghìn tỷ đồng. Nhưng con số này khả năng sẽ còn lớn hơn. Doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ vay ngân hàng, trong khi ngân hàng phải tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 03/2021 trong giai đoạn 3 năm.
Như vậy, chắc chắn nợ xấu của ngân hàng sẽ phát sinh và gia tăng trong thời gian tới. Chưa kể Nghị quyết 42 tới tháng 8/2022 sẽ hết hiệu lực, lúc đó việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ như thế nào? Nợ xấu của ngân hàng sẽ bị đánh giá, nhìn nhận ra sao? Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã gồng mình lên để tái cơ cấu, đầu tư công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cắt giảm chi phí để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp nhưng tới đây, khi nợ xấu phát sinh và phải đảm bảo đưa tỷ lệ nợ xấu về theo đúng quy định thì ai sẽ hỗ trợ ngân hàng?... Đây là những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động ngân hàng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét QR thanh toán tại Lào
21:10 | 12/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
20:45 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics