Tổng thống Mỹ Trump viết thư dọa cắt vĩnh viễn ngân sách cho WHO
Ông Trump cũng đe dọa rút Mỹ khỏi WHO.
Trong bức thư dài 4 trang gửi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 18/5, Tổng thống Donald Trump cáo buộc: WHO đã phớt lờ các thông tin cũng như cảnh báo về virus đang lây lan ở Vũ Hán đầu tháng 12/2019. WHO đã không tiến hành điều tra độc lập các thông tin trái với những gì chính phủ Trung Quốc thông báo chính thức, thậm chí là ngay cả các nguồn tin từ Vũ Hán.
| |
Tổng thống Trump. Ảnh: Politico. |
Tới thời điểm 30/12/2019, văn phòng của WHO ở Bắc Kinh đã biết rằng có mối lo ngại lớn về y tế công cộng ở Vũ Hán. Trong khoảng thời gian từ 26/12-30/12, báo chí Trung Quốc đã nhấn mạnh tới chứng cứ về một loại virus mới khởi phát từ Vũ Hán dựa trên các dữ liệu về bệnh nhân được gửi tới nhiều cơ quan nghiên cứu gien. Trong thời gian này, bác sỹ Zhang Jixian thuộc bệnh viện tỉnh Hồ Bắc thông báo về một loại virus corona mới gây bệnh lạ đối với khoảng 180 bệnh nhân.
Những ngày sau, giới chức Đài Loan đã thông tin tới WHO về một loại virus lây từ người sang người. Tuy nhiên, WHO đã không chia sẻ thông tin quan trọng này với phần còn lại của thế giới, có thể do các lý do chính trị.
Bức thư của Tổng thống Donald Trump cho rằng: Theo các quy định y tế quốc tế, các nước được yêu cầu phải thông báo về rủi ro của tình trạng khẩn cấp về y tế trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không thông báo lên WHO về các ca viêm phổi ở Vũ Hán mà không rõ nguồn gốc cho tới ngày 31/12/2019 ngay cả khi nước này đã biết về các trường hợp nhiễm bệnh nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần trước đó.
Bác sỹ Zhang Yongshen ngày 5/1/2020 thông báo tới giới chức Trung Quốc rằng ông đã giải mã được trình tự bộ gen của virus. Thông tin này đã không hề được công bố cho tới 6 ngày sau vào ngày 11/1/2020 khi Bác sỹ Zhang Yongshen đã tự mình đưa lên mạng. Ngay ngày hôm sau, giới chức Trung Quốc đã đóng cửa phòng thí nghiệm của bác sỹ này với lý do “điều chỉnh”. Mặc dù WHO công nhận việc Bác sỹ Zhang Yongshen công bố thông tin là một hành động minh bạch, tổ chức này tiếp tục im lặng về việc phòng thí nghiệm của bác sỹ bị đóng cửa cũng như việc bác sỹ này tuyên bố đã thông báo tới giới chức Trung Quốc về đột phá của ông 6 ngày trước.
Theo Tổng thống Donald Trump, WHO đã liên tiếp đưa ra các thông tin sai không chính xác hoặc sai lệch về virus. Cụ thể, ngày 14/1 WHO tái khẳng định thông tin từ Trung Quốc rằng virus corona không thể lây từ người sang người khi cho rằng điều tra ban đầu của giới chức Trung Quốc không tìm thấy chứng cứ rõ ràng về việc lây từ người sang người của virus corona chủng mới khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Ngày 21/1/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được cho là đã gây sức ép buộc Tổng giám đốc WHO không tuyên bố bùng phát dịch bệnh corona là một tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump cáo buộc ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc và ngày hôm sau đã tuyên bố rằng virus corona không gây ra lo ngại về Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế. Chỉ 1 tuần sau, ngày 30/1/2020, các chứng cứ rõ ràng đã buộc Tổng giám đốc WHO phải đảo ngược tuyên bố của mình.
Ngày 28/1/2020, sau khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng giám đốc WHO đã khen chính phủ Trung Quốc minh bạch về virus corona đồng thời tuyên bố Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn mới về kiểm soát dịch bệnh và mua thêm thời gian cho thế giới. Tổng thống Donald Trump cáo buộc Tổng giám đốc WHO đã không đề cập tới việc Trung Quốc đã buộc im lặng hoặc trừng phạt nhiều bác sỹ từng nói về virus cũng như hạn chế các cơ quan Trung Quốc không được thông tin về virus.
Ngay cả khi tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế ngày 30/1/2020, Tổng giám đốc WHO cũng không buộc Trung Quốc cho phép một nhóm các chuyên gia y tế quốc tế của WHO vào nước này. Do đó, nhóm chuyên gia này đã không thể tới Trung Quốc cho tới ngày 16/2/2020. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia này cũng không được phép tới Vũ Hán cho tới ngày cuối cùng của chuyến đi. Đáng chú ý, WHO đã im lặng khi Trung Quốc không cho hai thành viên của nhóm là người Mỹ được tới Vũ Hán.
Tổng thống Donald Trump cho rằng Tổng giám đốc WHO đã ca ngợi các biện pháp hạn chế đi lại trong nước chặt chẽ của Trung Quốc nhưng lại công khai phản đối việc Mỹ đóng cửa biên giới cũng như việc cấm người Trung Quốc vào Mỹ.
Ngày 3/2/2020, Trung Quốc đã ép các nước gỡ bỏ các hạn chế đi lại. Chiến dịch gây sức ép của Trung Quốc đã nhận củng cố bởi tuyên bố không chính xác của Tổng giám đốc WHO rằng việc virus lan ra ngoài Trung Quốc là rất hạn chế và chậm và rằng khả năng virus thoát ra khỏi Trung Quốc là rất thấp.
Ngày 3/3/2020, WHO trích dẫn dữ liệu chính thức của Trung Quốc để giảm nhẹ rủi ro nghiêm trọng về sự lây lan của virus không có triệu chứng khi cho rằng Covid-19 không lây như cúm thường và không giống cúm, virus này không lây từ những người bị nhiễm nhưng chưa ốm. Chứng cứ của Trung Quốc, được WHO báo cáo, cho rằng chỉ có 1% các ca nhiễm không có triệu chứng và hầu hết các ca nhiễm đều xuất hiện triệu chứng trong vòng 2 ngày. Trong khi đó, nhiều chuyên gia trích dẫn dữ liệu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nơi khác đã bày tỏ nghi ngờ về thông tin này. Hiện nay đã rõ ràng là thông tin của Trung Quốc, liên tiếp được WHO nhắc lại, là hoàn toàn không chính xác.
Tới thời điểm WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu ngày 11/3/2020, dịch bệnh đã khiến hơn 4.000 người tử vong và hơn 100.000 đã mắc bệnh ở ít nhất 114 quốc gia trên toàn thế giới.
Ngày 11/4/2020, Đại sứ nhiều nước châu Phi đã gửi thư tới bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc phân biệt đối xử người dân châu Phi liên quan tới đại dịch ở Quảng Châu và các thành phố khác ở Trung Quốc. WHO đã biết về việc giới chức Trung Quốc tiến hành chiến dịch cách li bắt buộc, cưỡng chế và từ chối cung cấp dịch vụ cho công dân những nước này. Tổng thống Donald Trump cáo buộc ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã không lên tiếng về các hành động phân biệt chủng tộc của Trung Quốc.
Theo Tổng thống Donald Trump, thông qua cuộc khủng hoảng này, WHO đã luôn khen Trung Quốc minh bạch. Trong khi đó, hồi đầu tháng 1, Trung Quốc đã ra lệnh tiêu hủy các mẫu virus. Ngay cả hiện tại, Trung Quốc tiếp tục cản trở các quy định y tế quốc tế khi từ chối chia sẻ dữ liệu chính xác và kịp thời, mẫu virus cũng như che giấu thông tin quan trọng về virus và nguồn gốc của nó. Trung Quốc cũng tiếp tục từ chối cho phép cộng đồng quốc tế tiếp cận các chuyên gia và các cơ sở liên quan của nước này trong khi đổ lỗi cho nước khác và kiểm soát thông tin đối với các chuyên gia của mình.
WHO đã không công khai kêu gọi Trung Quốc cho phép một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus mặc dù Ủy ban tình trạng khẩn cấp của tổ chức này đã thông qua điều này. Thất bại của WHO trong việc này đã khiến các nước thành viên thông qua nghị quyết đối phó Covid-19 tại cuộc họp của đại hội đồng WHO. Nghị quyết này giống với lời kêu gọi của Mỹ và nhiều quốc gia khác về một cuộc điều tra toàn diện, độc lập và vô tư về cách thức WHO xử lý khủng hoảng. Nghị quyết cũng kêu gọi điều tra nguồn gốc virus, điều cần thiết nhằm giúp thế giới đối phó với dịch bệnh.
Tổng thống Donald Trump cho rằng WHO dưới thời một Tổng giám đốc khác một vài năm trước đây đã cho thấy sự hiệu quả của mình. Trong năm 2003, nhằm đối phó với dịch SARS ở Trung Quốc, Tổng giám đốc Harlem Brundtland đã ban hành khuyến cáo đi lại khẩn cấp đầu tiên của WHO trong vòng 55 năm, khuyến cáo các hoạt động đi lại tới và từ tâm dịch ở miền Nam Trung Quốc. Bà Harlem Brundtland cũng không ngần ngại chỉ trích Trung Quốc đã gây nguy hiểm cho y tế toàn cầu khi tìm cách che giấu dịch bệnh thông qua việc bắt giữ những người tiết lộ thông tin và kiểm duyệt báo chí. Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh rằng nhiều người có thể được cứu sống nếu ông Tedros Adhanom Ghebreyesus noi theo tấm gương của bà Harlem Brundtland.
Theo Tổng thống Donald Trump, WHO cần phải độc lập khỏi Trung Quốc và chính quyền của ông đã bắt đầu thảo luận với Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc cải tổ lại tổ chức này. Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh cần hành động nhanh chóng vì không còn thời gian để lãng phí.
Ông Trump nhấn mạnh, trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông có nghĩa vụ thông báo tới WHO rằng nếu tổ chức này không cam kết cải thiện mạnh mẽ trong vòng 30 ngày, ông sẽ biến việc tạm ngừng cấp kinh phí cho WHO thành cắt vĩnh viễn và cân nhắc có nên ở lại tổ chức này hay không. Ông Trump tuyên bố sẽ không cho phép tiền thuế của người dân Mỹ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho một tổ chức mà rõ ràng không phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ./.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Putin phê chuẩn chiến lược mới chống chủ nghĩa cực đoan
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics