Tín dụng chính sách đạt 226,6 nghìn tỷ đồng, Việt Nam trở thành hình mẫu giảm nghèo
Tín dụng chính sách giúp tạo việc làm cho hơn 266.000 lao động | |
Tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội | |
Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi |
Hội nghị tổng kết Chỉ thị số 40/2014/CT-TW của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. |
Hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo
Báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, đến 30/6/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt gần 220 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 90 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 69,6%) so với trước khi có Chỉ thị. Ngân hàng đã giải ngân 337 nghìn tỷ đồng cho hơn 12 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Qua đó, góp phần giúp hơn 2,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động; giúp hơn 24 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; gần 346 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 142 nghìn căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách...
Là địa phương còn khó khăn với gần 20 nghìn hộ nghèo, trong quá trình lãnh đạo, điều hành, Đồng Tháp có những cách làm riêng. Chia sẻ về điều này, ông Lê Minh Hoan , Bí thư tỉnh uỷ Đồng Tháp cho biết, Đồng Tháp đang dẫn đầu khu vực Đồng bằng song Cửu Long về công tác đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng...
“Sau khi về nước, số tiền lao động mang về đã quý, kiến thức lao động mang về còn quý hơn. Có một cuốn sách nói về vấn đề này: “Người nghèo là nghèo cái túi, người giàu là giàu cái đầu”. Vì vậy, tín dụng chính sách xã hội phải lồng ghép được nguồn vốn hữu hình và kiến thức vô hình để kích hoạt đối tượng yếu thế trong xã hội thoát khỏi sự mặc cảm, tự ti vươn lên thoát nghèo”, ông Lê Minh Hoan nói.
Tại Hà Nội, tính đến cuối tháng 6/2020, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hà Nội đạt 4.047 tỷ đồng, riêng trong 5 năm qua, bổ sung 2.950 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị.
Nhân rộng cách làm hiệu quả
Ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng Thị trường tài chính, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, tín dụng chính sách với sự hỗ trợ của Chính phủ thực hiện qua NHCSXH được thực hiện thành công tại Việt Nam.
“NHCSXH đang cho vay trên 6,5 triệu hộ gia đình với dư nợ gần 10 tỷ USD thông qua mạng lưới toàn quốc bao gồm 63 chi nhánh tỉnh, 631 phòng giao dịch huyện, hơn 10.400 điểm giao dịch ở cấp xã và gần 175.000 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thông qua mạng lưới này, NHCSXH đã tiếp cận khoảng 92% tổng số hộ vay tiềm năng và chiếm tới 87% giá trị tổng các khoản cho vay trong thị trường tài chính vi mô Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với những thành tựu NHCSXH đã đạt được”, ông Alwaleed Fareed Alatabani đánh giá
Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Chỉ thị 40 là một trong những trụ cột quan trọng, là chính sách đáp ứng lượng lớn nhu cầu vốn cho người nghèo, là đòn bẩy kinh tế. Nhờ đó, số người nghèo giảm nhanh, từng bước ngăn chặn tín dụng đen ở nông thôn. Tín dụng chính sách góp phần đưa Việt Nam thành hình mẫu giảm nghèo trên thế giới.
Để nguồn vốn tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả thời gian tới, ông Trần Quốc Vượng yêu cầu các đơn vị thực hiện mở rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả.
Về vấn đề này, ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc kiến nghị, cần đổi mới tín dụng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng vay, tạo sinh kế cho đồng bào.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, ưu tiên tập trung, bố trí nguồn vốn để phát huy vai trò của NHCSXH là ngân hàng chủ lực trong triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội.
Tin liên quan
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK