Tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội
Tín dụng chính sách đã góp phần cải thiện đời sống xã hội. |
Qua 17 năm thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đặc biệt là 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng.
Tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, là một trụ cột quan trọng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; xây dựng được mối liên kết tốt giữa cơ quan chính quyền với các tổ chức đoàn thể và người dân.
Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo, hộ chính sách, đồng bào tại nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, hạn chế tín dụng đen, tạo nguồn lực cho địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, nguồn lực dành cho tín dụng chính sách còn hạn chế; chất lượng tín dụng chưa đồng đều mặc dù nợ xấu thấp nhưng chỉ ở một vài chương trình và địa phương; mức cho vay còn thấp so với nhu cầu của người dân.
phó Thủ tướng yêu cầu tập trung huy động nguồn lực, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn tín dụng chính sách xã hội từ nay đến 2020 và giai đoạn 2021-2025: tập trung các nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào NHCSXH, đảm bảo cấp bù lãi suất, chi phí quản lý đầy đủ cho NHCSXH; tiếp tục ưu tiên, bố trí danh mục vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho hai ngân hàng chính sách; ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của NHCSXH; Kế hoạch năm 2020 đến năm 2025 xem xét giao mức tăng trưởng tín dụng cho NHCSXH tối thiểu là 10%, phấn đấu tăng ở mức 12-14% như đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ có bảo lãnh phù hợp với tình hình quản lý nợ công và nhu cầu của chính sách tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, có cơ chế để NHCSXH tự huy động nguồn vốn trong xã hội để có thể kéo dài thời hạn cho vay, mở rộng hơn đối tượng vay vốn, cho vay các hộ có mức sống trung bình.
Các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục dành một nguồn vốn thích đáng để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho NHCSXH. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí nguồn lực để cho vay theo tinh thần mỗi tỉnh phấn đấu bố trí ít nhất 100 tỷ đồng, đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách thì phấn đấu bố trí ít nhất 500 tỷ đồng, TP Hà Nội và TP HCM phấn đấu bố trí ít nhất 5.000 tỷ đồng ủy thác qua NHCSXH để cho vay.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu NHCSXH nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tập trung nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021-2030 phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam và Chiến lược tài chính toàn diện của Quốc gia.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics