Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
Tuy nhiên, TMĐT ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh trong 5 năm tới nhờ vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu, năng lực chi tiêu, mức độ sử dụng Internet và smartphone ngày càng tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp đi đầu trong ngành TMĐT như Lazada, Tiki, Zalora, C-Discount, Sendo... được đánh giá là đang trong giai đoạn xây dựng và định hình chiến lược để vừa có thể thu lợi nhuận và giữ vững thị phần đồng thời đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Tuy TMĐT vẫn đang chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu bán lẻ nội địa, trong tương lai người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng TMĐT nhiều hơn vì ưu điểm tiện lợi phù hợp với nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh và bận rộn. Theo khảo sát của Cục Thương Mại Điện Tử và CNTT Việt Nam (VECITA), trong năm 2015 giá trị trung bình của giỏ hàng TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam trị giá 150 USD so với mức 30 USD vào năm 2012 và được dự đoán sẽ đạt mức 600 USD và năm 2020.
Hướng đến năm 2020, số lượng người mua hàng trực tuyến được ước tính sẽ đạt 38.5 triệu người, tương đương 65% số lượng người dùng Internet, nâng doanh thu TMĐT B2C và C2C lên 23.1 triệu USD, gấp 7 lần so với năm 2015.
Ông Pieter Pennings, CEL Consulting, chia sẻ “Thị trường TMĐT Việt Nam cạnh tranh quyết liệt trên từng phân khúc và cũng rất phân mảnh với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ gia đình, và cá nhân tham gia kinh doanh trực tuyến. Cuộc chiến về giá cả và giao nhận hàng hóa TMĐT là một cuộc chiến khốc liệt với 85-95% giao dịch TMĐT được thanh toán theo hình thức trả tiền mặt khi nhận hàng. Điều này nâng cao rủi ro đối với các doanh nghiệp TMĐT thiếu năng lực quản lý hoặc không có những đối tác giao nhận có năng lực và kinh nghiệm về logistics TMĐT. Chính đặc điểm kinh doanh TMĐT ở Việt Nam với tỉ lệ trả tiển mặt cao như vậy cũng phần nào làm nản lòng không ít các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài trong việc đầu tư kinh doanh TMĐT tại Việt Nam.”
Ngoài việc cạnh tranh trực tiếp với nhau, các doanh nghiệp TMĐT còn cạnh tranh gián tiếp đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và truyền thống. Tính tiện lợi, phù hợp với nhịp sống hiện đại cũng là một đặc điểm mà những doanh nghiệp bán lẻ ngoại tuyến đã nhận ra và thể hiện quan tâm đặc biệt cho việc khám phá và triển khai TMĐT trên hệ thống bán lẻ hiện tại của họ.
Không ít những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ đã triển khai một mô hình bán lẻ đa kênh (omni-channel) kết hợp hệ thống cửa hàng và TMĐT cho phép người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và mua hàng hóa theo cách mà họ cảm thấy tiện lợi nhất. Đặc điểm của mô hình này là giúp tối đa hóa khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, đặc biệt là với những người tiêu dùng bị eo hẹp về quỹ thời gian khiến họ khó thực hiện những chuyến mua sắm tại cửa hàng một cách thường xuyên. Một số ví dụ điển hình cho mô hình này ở Việt Nam là BigC và C-Discount, hệ thống Thegioididong, FPT Shop...
Đại diện CEL Consulting cũng chia sẻ thêm về những tác nhân thúc đẩy thị trường TMĐT, như: Mức độ xâm nhập Internet được dự báo đạt mức 7% mỗi năm, và số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam được ước tính sẽ tăng từ 41,8 triệu đến 59 triệu người vào năm 2020;
Số lượng người sử dụng smartphone cũng được dự báo sẽ tăng từ 20,7 đến 39,2 triệu người vào năm 2020, và còn có thể cao hơn. Smartphone được đánh giá là một tác nhân quan trọng thúc đẩy TMĐT vì tính tiện lợi, nhanh chóng và linh hoạt. Hiện nay các doanh nghiệp TMĐT đều phát triển các ứng dụng để giúp khách hàng thực hiện giao dịch dễ dàng hơn.
Nhìn chung, thị trường TMĐT ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn và giao dịch trực tuyến có thể được coi là một xu thế tất yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam trên diện rộng, ngay cả trong lĩnh vực sản xuất cũng đang dần quan tâm đến triển khai TMĐT và coi đó như là kênh bán hàng của tương lai mặc dù trong tương lai gần hình thức mua bán ngoại tuyến truyền thống vẫn sẽ giữ vị trí quan trọng.
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK