Thụy Điển lách khe cửa hẹp để gia nhập NATO
Con đường gia nhập NATO thêm chông gai Các nước NATO chưa đồng thuận về việc Ukraine gia nhập liên minh Thổ Nhĩ Kỳ tiến thêm một bước trong thủ tục kết nạp Thụy Điển vào NATO |
Quốc hội Hungary phê chuẩn yêu cầu của Thụy Điển gia nhập NATO |
Bước đi này giúp chấm dứt hơn 18 tháng bất đồng ngoại giao giữa hai nước và gần hai năm kể từ khi Thuỵ Điển đệ đơn gia nhập NATO, đưa Thuỵ Điển sớm trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.
Thụy Điển là một trong 4 quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia - khu vực chiến lược, từ lâu đã được NATO hướng đến. Giống như Phần Lan - thành viên thứ 31 của NATO, Thụy Điển theo đuổi chính sách không liên kết quân sự trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Chiến tranh Lạnh diễn ra. Tuy nhiên, từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, các tính toán địa chính trị đã bị đảo lộn, kéo theo việc Thụy Điển và Phần Lan quyết định đệ đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18/5/2022. Đơn xin gia nhập của hai quốc gia Bắc Âu này đã được chấp thuận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 6/2022.
Để chính thức trở thành thành viên của tổ chức này cần phải được Quốc hội của toàn bộ 30 nước thành viên liên minh phê chuẩn. Phần Lan sau đó đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4/2023, trong khi tiến trình xin gia nhập của Thụy Điển lại không thể dễ dàng khi nước này không nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary do tranh cãi về một số vấn đề.
Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu trì hoãn phê chuẩn tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển với lý do Thụy Điển là nơi ẩn náu của các đối tượng bị tình nghi liên quan âm mưu đảo chính bất thành tại nước này hồi năm 2016 và các thành viên đảng Công nhân người Kurd (PKK) bị coi là một nhóm khủng bố. Trong khi đó với Hungary, sau khi Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO, Chính phủ của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã đệ trình các nghị định thư phê duyệt việc Thụy Điển gia nhập NATO kể từ tháng 7/2022, nhưng vấn đề này đã bị đình trệ tại Quốc hội của Hungary trước sự phản đối của các nhà lập pháp của đảng cầm quyền. Hungary cho rằng một số chính khách Thụy Điển đã thông qua các kênh ngoại giao, sử dụng tầm ảnh hưởng chính trị để gây tổn hại lợi ích của Hungary; và còn nhiều bất đồng khác mà hai nước cần giải quyết trước khi Thụy Điển được chấp thuận trở thành thành viên của NATO.
Theo giới phân tích, việc Thụy Điển gia nhập NATO là một bước thắt chặt an ninh cho chính quốc gia này, đồng thời giúp liên minh quân sự lớn nhất thế giới NATO củng cố sức mạnh. Về vị trí địa chính trị, việc NATO mở rộng sang phía Đông bằng cách kết nạp Thụy Điển (và Phần Lan) đã làm thay đổi sườn phía Đông của NATO bằng cách tăng gấp đôi biên giới giữa NATO với Nga lên hơn 1.600 km. Thụy Điển và Phần Lan bao phủ gần hết đường bờ biển phía Bắc của Biển Baltic. Do đó, việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan đã đặt gần như toàn bộ biển này dưới sự kiểm soát của NATO. Trong khi đó, với tư cách là các quốc gia thành viên NATO, Thụy Điển sẽ được hưởng sự bảo vệ theo Điều 5 của hiệp ước thành lập liên minh NATO, trong đó quy định một cuộc tấn công vào một thành viên được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả. Tuy nhiên, để được hưởng những lợi ích của việc gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ phải thực hiện một số yêu cầu bắt buộc, trong đó có dành ngân sách quốc phòng hàng năm là 2% GDP theo quy định, phải sẵn sàng tham chiến bên cạnh NATO nếu một thành viên của khối bị tấn công, phải điều chỉnh toàn bộ khí tài, phương thức tác chiến, các quy định theo chuẩn của NATO...
Do đó, dù cần tới chữ ký của Tổng thống Hungary để chính thức được xác nhận, song việc Quốc hội nước này thông qua được ví như bước tiến cho thấy Thụy Điển đã "lách được 1 chân qua khe cửa hẹp" trong tiến trình gia nhập NATO.
Tin liên quan
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
19:10 | 09/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Volkswagen Tiguan Platinum 2024 có giá mới là 1,688 tỷ đồng
15:21 | 03/07/2024 Xe - Công nghệ
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
Quỹ Hỗ trợ đầu tư mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics