Facebook Twitter youtube Tiktok

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ

(HQ Online) - Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển nhanh, bán hàng xuyên biên giới thông qua TMĐT trở thành xu hướng và được rất nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ quan tâm. Đây ngày càng trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam. Tuy nhiên bán hàng xuyên biên giới là lĩnh vực mới, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức cần giải quyết không chỉ với doanh nghiệp mà cả với cơ quan quản lý nhà nước.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, làm thay đổi cuộc chơi xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: ST

Cơ hội gia tăng, tiềm năng rộng mở

Báo cáo mới công bố của hãng tư vấn Access Partnership (Anh) cho biết, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu bán lẻ từ DN tới người tiêu dùng (B2C) qua TMĐT tại Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD (khoảng 80.700 tỷ đồng), chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022. Cơ quan này dự báo doanh thu xuất khẩu qua TMĐT ở Việt Nam có thể tăng lên 5,5 tỷ USD (124.200 tỷ đồng) vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 9%.

Theo bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA)-Bộ Công Thương, TMĐT xuyên biên giới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế số Chính phủ đề ra. Hiện tốc độ tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam đã cao gấp 2,3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của TMĐT nói chung.

Con số ước tính được bà Lại Việt Anh đưa ra tại một cuộc hội thảo do cơ quan này phối hợp Amazon Global Selling tổ chức cho thấy, nếu các doanh nghiệp được tham gia vào đào tạo, kỹ năng, thông tin và hỗ trợ vào TMĐT xuyên biên giới thì ước tính năm 2026, kim ngạch xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới sẽ đạt 11,1 tỷ USD và lên 12,5 tỷ USD vào năm 2027.

Số liệu từ Amazon Global Selling cũng cho thấy rõ xu hướng này khi khẳng định: cộng đồng người bán hàng xuyên biên giới trên nền tảng TMĐT Amazon cũng tăng trưởng rất cao trong những năm qua (tăng đến 80% về số lượng, 45% về giá trị xuất khẩu.)

Có thể nói đối với DN Việt Nam, TMĐT và bán hàng xuyên biên giới đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn. Việc tham gia vào TMĐT giúp DN tiếp cận khách hàng toàn thế giới, điều này mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo ra nguồn thu lớn.

Việc xuất khẩu hàng hóa thông qua TMĐT giúp gia tăng doanh số bán hàng và mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, DN cũng có thể nhập khẩu các nguyên liệu và sản phẩm chất lượng từ các thị trường quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm và cạnh tranh trên thị trường.

Không dễ thích ứng với cái mới

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện hầu hết các DN nhỏ, siêu nhỏ ở Việt Nam đang xuất khẩu sang phần còn lại của Đông Nam Á và Trung Quốc và đây tiếp tục được coi là hai khu vực xuất khẩu lớn nhất. Trong 5 năm tới Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ là những thị trường nổi trội cần được ưu tiên. Tuy nhiên thông tin, nhu cầu khách hàng, thị hiếu và những tiêu chí mà các nước châu Âu, Hoa Kỳ đưa ra khá khắt khe mà DN Việt Nam, phần lớn chưa nắm vững các quy định này.

Hiện có nhiều nền tảng TMĐT tại Việt Nam đang hỗ trợ DN bán hàng xuyên biên giới như Alibaba, Global Sources, TradeKe, Made-in-China, Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… Tuy nhiên theo đại diện Bộ Công Thương, không phải nền tảng TMĐT nào cũng sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” cho DN một cách rõ ràng về cách thức bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT. Trong khi đó, quy định về thị trường xuất khẩu rất khắt khe, đòi hỏi các DN Việt phải nỗ lực để cạnh tranh và thích ứng tiêu chí, quy định của sản phẩm và môi trường TMĐT xuyên biên giới. Cùng với đó, vấn đề thông tin, nhân sự và đặc biệt là chi phí… khi tính bài toán xuất khẩu qua xuyên biên giới cũng là rào cản cho DN Việt Nam. Để hỗ trợ các DN chuyển đổi số cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình vươn ra thị trường quốc tế, ứng dụng TMĐT, theo bà Lại Việt Anh, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định, nghị định và văn bản. Đơn cử như Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa, đưa ra những mức hỗ trợ rất cụ thể (như 50% chi phí mở và duy trì gian hàng) đối với DN trong quá trình ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số; hoặc khi tham gia bán hàng trên các nền tảng TMĐT lớn. Hay Quyết định 645/QĐ-TTg về Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, với rất nhiều giải pháp như nâng cao năng lực, đào tạo cho DN ứng dụng TMĐT, hỗ trợ cho DN chuyển đổi số, mở website, tham gia các sàn TMĐT... Một văn bản nữa là Quyết định 1415/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030”, trong đó nội dung hỗ trợ DN tham gia bán hàng TMĐT xuyên biên giới là một giải pháp cốt lõi.

Thách thức trong quản lý

Thực tế, hoạt động TMĐT là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thời đại công nghệ số và hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều hệ lụy tiêu cực, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới.

Vấn nạn mặt hàng giả, không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được chào bán công khai trên các sàn TNĐT đang là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý và DN. Mỗi năm Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) thường phải tiếp nhận hàng nghìn phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc mua bán trên sàn TMĐT.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan về thách thức này, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam thừa nhận thực tế, đây đúng là vấn đề khó. Bán hàng xuyên biên giới là hoạt động còn rất mới đối với cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý Việt Nam. Vì vậy việc quản lý cần tham khảo các nước đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực vày để tìm ra giải pháp phù hợp.

Liên quan đến một số rào cản pháp lý dẫn đến gánh nặng hành chính bổ sung, chẳng hạn như tuân thủ các quy định nhập khẩu và thuế hải quan khác nhau, được biết Việt Nam đã ký kết một số Hiệp định thương mại tự do nhằm tạo thuận lợi cho thương mại thông qua các phương tiện kỹ thuật số. Trong số này, có “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP”, với các điều khoản nhằm khuyến khích các DN tham gia vào Hiệp định thương mại tự do cũng như các điều khoản cụ thể liên quan đến thương mại điện tử.

Có thể nói, TMĐT xuyên biên giới đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các DN Việt Nam, trong đó có một số rào cản mà DN phải đối mặt liên quan đến pháp lý, quản lý vận chuyển, hải quan, thuế và chính sách thương mại quốc tế. Điều này đòi hỏi các DN cần có kiến thức và hiểu biết sâu về các quy định, quy trình thương mại quốc tế để đảm bảo tuân thủ đúng và tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh.

Bà Crystal Ren, Nhà sáng lập Phera & Abound Lifestyle:

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
Bà Crystal Ren.

Chúng tôi hy vọng rằng câu chuyện của mình có thể truyền cảm hứng không chỉ cho các nhà bán hàng trên Amazon mà còn cho các MSMEs - DN nhỏ và vừa khác tại Việt Nam có ý định tham gia vào ngành thương mại điện tử xuyên biên giới. Phát triển từ một công ty khởi nghiệp, chúng tôi thấu hiểu những thách thức khi bước vào mô hình kinh doanh này cũng như quá trình đáp ứng nhu cầu thị trường. Lời khuyên của chúng tôi là hãy linh hoạt với nhu cầu đa dạng trên thế giới và tận dụng mọi sự hỗ trợ từ Chính phủ và các sàn thương mại.

Ông Nguyễn Lê Thăng Long, Phó Tổng giám đốc An Phát Holdings:

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
Ông Nguyễn Lê Thăng Long.

Hành trình của chúng tôi từ một nhà sản xuất truyền thống trở thành một doanh nghiệp phát triển quốc tế năng động đã trở thành hiện thực nhờ việc tiếp cận khách hàng toàn cầu thông qua Amazon. Với khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên có giá trị, các công cụ đổi mới và sự hỗ trợ của đội ngũ bán hàng toàn cầu tại từng địa phương, An Phát Holdings đã có thể giới thiệu sản phẩm xanh mang thương hiệu AnEco của mình một cách hiệu quả, kết nối với khách hàng trên toàn thế giới và phát triển một cách vượt bậc. Chúng tôi hy vọng rằng câu chuyện của mình có thể chứng minh những cơ hội hấp dẫn dành cho nhà bán hàng Việt Nam trên TMĐT, khuyến khích mọi người đón nhận xu hướng xanh này và nỗ lực để đạt được những thành tựu mới cho doanh nghiệp mình.

Ông Phạm Xuân Tùng - Anneco Group:

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
Ông Phạm Xuân Tùng.

Có sự chuyển dịch mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và nhà sản xuất Việt Nam từ hình thức OEM (gia công, sản xuất phụ tùng gốc) hay FOB sang hình thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình và trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, quá trình này ngày càng phổ biến trong và sau đại dịch. Điều này đã mang đến những cơ hội, đồng thời là thách thức với các doanh nghiệp Việt trong việc phải có tầm nhìn dài hạn và xây dựng thương hiệu từ những bước đầu tiên.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu và phát triển thương hiệu của mình, có thể liên kết với đơn vị tư vấn hay cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Thực tế đã có doanh nghiệp do không tính toán được rủi ro nên sau một năm kinh doanh thành công, thương hiệu của họ có nguy cơ bị thu hồi do không được bảo hộ thương hiệu tại Mỹ vì đã có các doanh nghiệp khác đăng ký tên thương hiệu tương tự. Công sức đầu tư suốt một năm cho thương hiệu, xây dựng lượng khách hàng trung thành có nguy cơ phải “bỏ đi xây lại từ đầu” khi thiếu sự nghiên cứu, tư vấn và hỗ trợ của các đơn vị chuyên nghiệp trong ngành.

N.Hà (ghi)

Cần nỗ lực từ nhiều bên để hoàn thiện môi trường kinh doanh trên sàn TMĐT

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu lớn, thách thức không nhỏ
Ông Gijae Seong.

Khẳng định tiềm năng phát triển bán hàng qua biên giới rất lớn, đại diện một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng: cần thêm thời gian cùng với nỗ lực từ nhiều bên để hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho DN để khai thác cơ hội và biến xuất khẩu online dần trở thành một mũi nhọn xuất khẩu mới cho đất nước.

Ông có nhận xét gì về tốc độ phát triển cũng như bức tranh toàn cảnh của TMĐT tại Việt Nam, từ đó, đánh giá về tiềm năng của các DN Việt Nam khi tham gia sân chơi này?

Từ các số liệu thống kê cũng những quá trình phát triển tại Việt Nam, chúng tôi cho rằng tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn. Vấn đề là cần một tạo ra một sự hỗ trợ toàn diện, kịp thời và hiệu quả từ nhiều bên liên quan như các cơ quan Chính phủ, nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp dịch vụ trong ngành để thúc đẩy và trang bị kiến thức, thông tin, kỹ năng, công cụ hỗ trợ cho các DN; từ đó cùng nền kinh tế trong nước, xuất khẩu bán lẻ qua TMĐT có thể đạt được giá trị tiềm năng lên tới con số 296,3 nghìn tỷ đồng như nghiên cứu đã công bố.

Một báo cáo khác do Amazon thực hiện cho thấy: 2022 là năm nhiều thách thức với những biến động trên toàn cầu, tuy nhiên số lượng DN Việt Nam tham gia Amazon vẫn tăng trưởng lên đến 80% và tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN Việt Nam thông qua Amazon cũng tăng 45%. Điều này cho thấy sự phát triển TMĐT xuyên biên giới của Việt Nam trong những năm vừa qua và tiềm năng vẫn còn phía trước.

Chuyển đổi từ xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang xuất khẩu theo TMĐT. Ông có đánh giá gì về những khó khăn liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại?

Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của câu chuyện chuyển đổi từ xuất khẩu truyền thống sang xuất khẩu online. Chúng tôi cho rằng sẽ cần thêm thời gian cùng với nỗ lực từ nhiều bên để hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho DN để khai thác cơ hội và biến xuất khẩu online dần trở thành một mũi nhọn xuất khẩu mới cho đất nước.

Hiện nay, vai trò của chúng tôi là lắng nghe, tổng hợp các trải nghiệm thực tế của DN khi xuất khẩu online, những thách thức, rào cản họ gặp phải. Từ đó, chia sẻ với các đơn vị, cơ quan Chính phủ để cùng tìm ra giải pháp và hoàn thiện thêm. Đồng thời, về phía Amazon, chúng tôi cũng cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ, chương trình, dịch vụ để hỗ trợ họ trong quá trình bắt đầu và phát triển kinh doanh quốc tế.

Ông có lời khuyên gì để các DN Việt thành công trên Amazon, nhất là các DN vừa và nhỏ kinh doanh nông sản?

Việt Nam là nước có thế mạnh nông sản. Trên Amazon, chúng tôi cũng ghi nhận sự có mặt của một số sản phẩm liên quan đến nông sản hoặc tiêu dùng có thể tận dụng tốt xu hướng kinh doanh này. Đối với TMĐT xuyên biên giới, hàng hóa sẽ phải đi một quãng đường dài, phải lưu kho chờ đến khi khách đặt hàng, DN phải tính toán đến chi phí lưu kho, thời gian hết hạn của sản phẩm.

Do đó, các sản phẩm nông sản tươi, kích thước nặng hay cồng kềnh không có nhiều lợi thế ở mảng xuất khẩu bán lẻ B2C online. Hiện nay, các sản phẩm nông sản chế biến hoặc sấy khô như các loại hạt, trái cây sấy khô, bánh tráng, snack làm từ gạo, hay rong nho sấy khô sẽ có lợi thế. DN cần đảm bảo được các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài, tránh việc phải hoàn lại về nơi xuất khẩu. Ngoài ra, cần cân nhắc đến khác biệt về nhiệt độ tại từng thị trường hay từng mùa làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Ví dụ như ở Mỹ, nhiệt độ các mùa cũng khác nhau. Các nhà bán hàng vì thế cũng phải chú ý đến tiêu chí này.

Nhiều DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản thường luôn gắn thông điệp “Made-in-Vietnam”. Chúng tôi hiểu sự tự hào về nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là cách tiếp thị tối ưu với khách hàng quốc tế. Vì trên sân chơi này, người tiêu dùng hiểu rằng chất lượng là điều bắt buộc và thường ít khắt khe về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; họ tìm kiếm đặc tính nào đó của sản phẩm hoặc thương hiệu. Ví dụ, có những khách hàng chỉ quan tâm đến sản phẩm organic, hay sẽ chỉ tìm các sản phẩm có cách thức đóng gói thân thiện với môi trường. Đối với thị trường các nước phát triển, cần chú ý tiếp thị dựa vào thứ khách hàng tìm kiếm hơn là chỉ giới thiệu cái mình nghĩ là quan trọng.

Thay vì nói về những thứ chúng ta có, hãy nói với khách hàng về những gì họ đang tìm kiếm. Khách hàng đang cần cái gì, đang tìm kiếm điều gì - sản phẩm organic hay sản phẩm thân thiện môi trường, hay bất kỳ tính năng nào. Đây là cách để nông sản Việt Nam hoà vào dòng chảy hiện nay, từng bước toàn cầu hoá, một cách công bằng, sòng phẳng, để rộng mở các cơ hội cho nông sản Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hà (thực hiện)

Nguyễn Hà

Tin liên quan

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi giấy mời đại diện UBND 5 tỉnh Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan tham dự hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng, sau khi nhận được kiến nghị của Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk.
Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Cơ quan Kiểm dịch Indonesia (IQA) đã ban hành Quy định số 14/2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày 4/6/2025, nhằm tăng cường quản lý và giám sát kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Thu hồi Giấy tiếp nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 3 doanh nghiệp

Thu hồi Giấy tiếp nhận công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 3 doanh nghiệp

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ra thông báo về việc ban hành quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của 3 doanh nghiệp.
Thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư qua ứng dụng MoMo Pro giả mạo

Thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư qua ứng dụng MoMo Pro giả mạo

Công an TP. Hà Nội đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đầu tư qua ứng dụng MoMo Pro giả mạo.
Nestlé chỉ sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng trên 1 sản phẩm sữa Milo

Nestlé chỉ sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng trên 1 sản phẩm sữa Milo

Công ty này xác nhận chỉ sử dụng thông tin của Viện Dinh dưỡng ghi trên nhãn sản phẩm “Thực phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo”.
ShopeeFood đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc đua giữ thị phần

ShopeeFood đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc đua giữ thị phần

Khi thương mại điện tử (TMĐT) mở rộng từ hàng hóa sang dịch vụ, lĩnh vực giao đồ ăn trở thành một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái số. Giữa cuộc đua khốc liệt, ShopeeFood đã có bước chuyển táo bạo, khai thác sức mạnh của trí tuệ nhân tạo, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, mở rộng dịch vụ và cải thiện chất lượng phục vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị trí, thị phần trên thị trường.
Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy thương mại điện tử vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Với chủ đề “Nâng tầm sản phẩm vùng Trung du và miền núi phía Bắc”, chuỗi sự kiện thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) sẽ diễn ra trong hai ngày 24 - 25/5/2025, tại Lai Châu.
Lào Cai phát hiện, xử lý 48 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc

Lào Cai phát hiện, xử lý 48 vụ hàng hóa không rõ nguồn gốc

Từ ngày 15/4 đến 15/5/2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã thực hiện kiểm tra 54 lượt/vụ, phát hiện, xử lý 48 vụ vi phạm. Tổng giá trị xử lý trên 460 triệu đồng.
Vinachemmart hỗ trợ phí vận chuyển đến hết 31/5/2025

Vinachemmart hỗ trợ phí vận chuyển đến hết 31/5/2025

Từ nay đến hết ngày 31/5/2025, Vinachemmart - sàn thương mại điện tử (TMĐT) chuyên biệt của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kích hoạt chương trình hỗ trợ phí vận chuyển lên đến 50 nghìn đồng cho mỗi đơn hàng. Đây là một phần trong nỗ lực đưa sản phẩm chính hãng, chất lượng cao của Vinachem đến gần hơn với người tiêu dùng.
Thái Bình mở đợt cao điểm kiểm tra ngăn chặn nạn buôn lậu, gian lận thương mại

Thái Bình mở đợt cao điểm kiểm tra ngăn chặn nạn buôn lậu, gian lận thương mại

Tỉnh Thái Bình quyết định triển khai đợt cao điểm kiểm tra trên toàn địa bàn để ngăn chặn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chiến dịch này chính thức bắt đầu từ ngày 16/5/2025 và kéo dài đến ngày 15/6/2025.
Giả mạo trang web của Tổng công ty Điện lực miền Bắc nhằm lừa đảo khách hàng

Giả mạo trang web của Tổng công ty Điện lực miền Bắc nhằm lừa đảo khách hàng

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa đưa ra cảnh báo về chiêu thức mạo danh nhân viên ngành điện lừa đảo qua điện thoại.
Quảng Ninh đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Quảng Ninh đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Quảng Ninh đã đưa 100% sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao (tiêu biểu như trứng vịt biển Đồng Rui, miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng Quy Hoa, nước mắm Cái Rồng, hải sản Cô Tô) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Bộ Y tế đề nghị xác minh thông tin quảng cáo thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm của Milo

Bộ Y tế đề nghị xác minh thông tin quảng cáo thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm của Milo

Ngày 19/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đã gửi công văn đề nghị Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Sở Y tế Đồng Nai khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo liên quan đến các sản phẩm Nestlé Milo sử dụng nội dung báo cáo thử nghiệm lâm sàng.
Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải niêm yết giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải niêm yết giấy phép kinh doanh

Đơn vị kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu ghi rõ thông tin địa điểm được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và niêm yết công khai bản sao có chứng thực Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đã cấp cho đơn vị.
TP.HCM phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả

TP.HCM phát hiện 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho biết đang tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dược nhằm ngăn chặn hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên địa bàn.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Cơ quan Kiểm dịch Indonesia (IQA) đã ban hành Quy định số 14/2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày 4/6/2025, nhằm tăng cường quản lý và giám sát kiểm dịch đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi giấy mời đại diện UBND 5 tỉnh Tây Nguyên và các đơn vị có liên quan tham dự hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng.
Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng

Nhiều Chi cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương các tỉnh đã mở đợt cao điểm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ biểu dương kết quả các mặt công tác của Chi cục Hải quan khu vực III trong những tháng đầu năm 2025.
Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với 2 mặt hàng là gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.
(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15

Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 198/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân,đáng chú ý là yêu cầu cơ chế thuế đơn giản đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền

Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/6/2025.
(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh...
(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro, theo chỉ dẫn phân luồng kiểm tra của Cục Hải quan và tuân thủ quy định.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Hải quan khu vực III thu ngân sách hơn 29.000 tỷ đồng, đạt gần 50% chỉ tiêu cả năm

Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ biểu dương kết quả các mặt công tác của Chi cục Hải ...
Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Thủ đoạn chính của các đối tượng là giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, nhắn tin, kết ...
Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hải quan Móng Cái: Thúc đẩy chuyển đổi số, đồng hành cùng doanh nghiệp

Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái đã và đang thúc đẩy chuyển đổi số, góp phần rút ngắn ...
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng khởi sắc

Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua Hải quan khu công nghiệp Đà Nẵng tăng ...
Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp

Hải quan khu vực III và Cảng container quốc tế Hateco ký kết quy chế phối hợp

Cục trưởng Cục Hải quan đánh giá cao việc ký kết quy chế phối hợp giữa Chi cục Hải quan ...
Thanh niên Hải quan Khu vực II tặng quà gia đình chính sách

Thanh niên Hải quan Khu vực II tặng quà gia đình chính sách

Hưởng ứng các hoạt động chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và ...
Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Ứng xử thế nào với việc Indonesia áp dụng kiểm dịch mới từ 4/6

Cơ quan Kiểm dịch Indonesia (IQA) đã ban hành Quy định số 14/2024, dự kiến có hiệu lực từ ngày ...
Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Sau kiến nghị của doanh nghiệp sẽ có hội nghị gỡ khó cho xuất khẩu sầu riêng

Ngày 21/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi giấy mời đại diện UBND 5 tỉnh Tây Nguyên và ...
Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Dự kiến mở hạn ngạch thuế quan cho gạo, lá thuốc lá khô xuất xứ Campuchia?

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối ...
Giải bài toán nghịch lý cá tra

Giải bài toán nghịch lý cá tra

Là một trong hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, mỗi năm, hàng trăm nghìn tấn cá tra ...
Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới

Cơ hội lớn cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi có thêm nhiều tuyến vận tải mới

Nhiều tuyến dịch vụ vận chuyển mới được các hãng tàu ký kết với các cảng biển Việt Nam đưa ...
Đạt 313 tỷ USD, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng khá

Đạt 313 tỷ USD, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng khá

Đến 15/5, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 313,26 tỷ USD, tiếp tục duy trì được ...
Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Chi cục Thuế khu vực III: cảnh báo các hành vi giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Thủ đoạn chính của các đối tượng là giả mạo cán bộ thuế để gọi điện thoại, nhắn tin, kết ...
Triệt phá vụ vận chuyển pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 1,5 tấn

Triệt phá vụ vận chuyển pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 1,5 tấn

Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Nghệ An) phát hiện 1 đường dây vận chuyển, buôn bán pháo ...
Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

Phát hiện 5.000 sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu Chanel, Dior và vi phạm xuất xứ

3.200 đôi dép sục nhựa có găn nhãn hiệu Crocs trên nhãn hàng hoá thể hiện dòng chữ “Made in ...
Hải quan khu vực IV phối hợp triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

Hải quan khu vực IV phối hợp triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh

Trần Thị Len là đối tượng từng có tiền án phạm tội về ma túy. Chồng Len cũng đang thi ...
Cận cảnh lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam

Cận cảnh lô hàng gần 2.000 giày, dép có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam

Lô hàng chứa gần 2.000 sản phẩm, chủ yếu là giày, dép, áo thể thao, túi xách... có dấu hiệu ...
Kiểm tra ngay khi người dân phản ánh hành vi buôn bán hàng giả

Kiểm tra ngay khi người dân phản ánh hành vi buôn bán hàng giả

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành ...
Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ ...
Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Việc giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc hàng hoá kinh doanh trên môi ...
Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Hoàn thuế nộp thừa với mặt hàng ngô hạt và khô dầu đậu tương

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã có các công văn trả lời doanh nghiệp hoàn số tiền thuế ...
Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

Nhiều rủi ro khi một doanh nghiệp lại có hai hệ thống sổ sách kế toán

Việc sử dụng hai hệ thống sổ kế toán– một cho nội bộ và một để giao tiếp với cơ ...
TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ vướng, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 16/5, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã chủ trì hội nghị tháo gỡ khó ...
Công ty Fujikura Automotive bị tạm đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên

Công ty Fujikura Automotive bị tạm đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên

Công ty Fujikura Automotive Việt Nam bị tạm đình chỉ chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong thời hạn 60 ...
Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng

Nhiều địa phương mở đợt tấn công truy quét buôn lậu theo chỉ đạo của Thủ tướng

Nhiều Chi cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương các tỉnh đã mở đợt cao điểm, xử lý ...
Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung

Samsung khởi động cuộc thi Solve for Tomorrow 2025 tại miền Trung

Ngày 21/5, tại Đà Nẵng, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Việt Nam) ...
Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G

Viettel đấu giá thành công quyền sử dụng tần số “đặc biệt” cho mạng 4G và 5G

Ngày 20/5/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thông báo đã chính thức đấu giá thành ...
Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp logistics đón đầu cơ hội chuyển đổi xanh

Chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh ...
Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"

Trao giải cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin"

Ngày 20/5/2025, Báo Thanh Niên phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ tổng ...
Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam

Những "cú hích đặc biệt" thúc đẩy đô thị thông minh tại Việt Nam

2025-2030 được xem là giai đoạn đột phá để triển khai thành công đô thị thông minh tại Việt Nam ...
Phiên bản di động