Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Mỹ và Triều Tiên muốn gì?
Cuộc gặp được dư luận thế giới chờ đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28/2.
Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28/2. Ảnh: MSN
Ngoài 2 “nhân vật” chính, các nước liên quan như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cũng quan tâm sâu sắc tới những gì có thể đạt được ở Việt Nam. Câu hỏi lớn mà hấu hết tất cả đều quan tâm: Liệu Mỹ và Triều Tiên có đồng ý về định nghĩa “phi hạt nhân hóa” Bán đảo Triều Tiên mà họ đã đặt ra ở Singapore hay không? Và nếu có, họ có thể tạo ra một khung làm việc để thực hiện điều đó hay không?
Mỹ muốn phi hạt nhân hóa được kiểm chứng
Tổng thống Trump đã nói rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Kim Jong-un tháng 6/2018 ở Singapore là một thành công. Lần này, ông phải chịu áp lực phải làm tốt hơn trong cuộc gặp Thượng đỉnh tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có sự tiến bộ về phi hạt nhân hóa, mặc dù nói rằng, ông sẽ không vội vàng trong vấn đề này. Mỹ có thể sẽ tìm kiếm một thỏa thuận về việc dỡ bỏ các cơ sở làm giàu urani và plutoni của Triều Tiên. Ông Trump muốn Triều Tiên chính thức hóa đề nghị để các chuyên gia quốc tế tới xác minh tiến trình giải giáp bãi phóng rocket chính và một bãi thử hạt nhân của mình. Ông Trump cũng sẽ muốn tiếp tục nhận lại hài cốt của các binh sỹ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên và hướng tới một hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Mỹ có thể sẽ vẫn đòi hỏi bản danh sách các cơ sở hạt nhân và tên lửa đạn đạo, các thiết bị và nhiên liệu hạt nhân của Triều Tiên, và sau đó là một quá trình giải giáp các cơ sở này theo các có thể xác minh được.
Hiệp ước hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên?
Mặc dù nhiều người sẽ cảm thấy không chắc chắn về tuyên bố của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng, Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa. Nhưng có thể thấy rõ, ông Kim đang làm những điều khác biệt so với thế hệ ông và cha của mình. Không chỉ muốn đảm bảo an ninh, ông Kim Jong-un còn muốn tập trung phát triển kinh tế.
Để làm được điều đó, ông Kim Jong-un phải tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế, theo đuổi các dự án chung với Hàn Quốc, trong đó có việc mở cửa trở lại khu công nghiệp chung và khu du lịch đã mang về lượng tiền mặt 150 triệu USD mỗi năm cho nước này.
Triều Tiên cũng muốn có tuyên bố hòa bình, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc chiến tranh mới chỉ kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến chứ chưa phải Hiệp ước hòa bình.
Đối với Triều Tiên, tuyên bố hòa bình, và sau đó là một Hiệp ước hòa bình, là cách để Mỹ rút các lực lượng tại Hàn Quốc, cho phép hai miền Triều Tiên theo đuổi giấc mơ thống nhất.
Triều Tiên cũng nhiều lần khẳng định “phi hạt nhân hóa” phải là con đường 2 chiều. Bình Nhưỡng muốn có sự đối đáp tương xứng khi từ bỏ hạt nhân.
Theo nhiều cách, cuộc gặp Thượng đỉnh ở Hà Nội có thể tạo tiền đề cho những điều Nhà lãnh đạo Triều Tiên mong đợi.
Hàn Quốc: chung giấc mơ hòa bình
Hàn Quốc đặt ưu tiên ổn định mối quan hệ song phương với Triều Tiên. Seoul hy vọng cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ mang lại cơ hội để tái khởi động các dự án kinh tế liên Triều đã bị đình trệ vì các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.
Trong một cuộc điện đàm mới đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng Seoul sẵn sàng tái khởi động các dự án kinh tế chung với Triều Tiên và đã đề nghị Tổng thống Mỹ xem xét đề xuất các dự án đó như một giải pháp khuyến khích để Triều Tiên phi hạt nhân hóa khi gặp Chủ tịch Kim Jong-un.
Ông Moon Jae-in, con trai của một người tị nạn Triều Tiên, đã có 3 cuộc gặp Thượng đỉnh với ông Kim Jong-un trong năm 2018. Ông khẳng định sự hòa giải liên Triều này là thiết yếu để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cứng rắn đã hạn chế nhiều hoạt động chung mà hai miền Triều Tiên có thể tiến hành, khi mà Mỹ vẫn đang khuyến kích các đồng minh duy trì áp lực lên Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng có các bước đi rõ hơn về phi hạt nhân hóa.
Kỳ vọng của Trung Quốc và Nhật Bản
Bắc Kinh lo ngại sự sụp đổ của kinh tế Triều Tiên có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn mà nước này phải hứng chịu.
Trung Quốc là nguồn hỗ trợ chính đối với Triều Tiên, đặc biệt là về thương mại. Bất cứ động thái nào về việc nói lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên cũng sẽ được Trung Quốc hoan nghênh, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nước này. Để bảo vệ lợi ích của mình, lãnh đạo Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi 3 lần đón tiếp ông Kim tại Trung Quốc.
Các cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Kim Jong-un được coi là một nỗ lực nhằm đảm bảo vị thế trung gian hòa giải chính trong khu vực của Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là vai trò của Bắc Kinh đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Lâu nay điều mà Nhật Bản quan tâm nhiều nhất là vấn đề bắt cóc công dân cách đây hàng chục năm và việc Nhật Bản nằm trong tầm bắn tên lửa của Triều Tiên.
Tất nhiên Tokyo mong muốn cả 2 mối lo ngại này được giải quyết ổn thỏa. Gần đây, phía Nhật Bản lo ngại về thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể theo đuổi một thỏa thuận chỉ kiềm chế một phần chương trình tên lửa của Triều Tiên. Thỏa thuận đó có thể sẽ chỉ xóa bỏ các tên lửa hạt nhân tầm xa nhằm vào Mỹ và vẫn giữ lại các tên lửa tầm ngắn hơn.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần bày tỏ hy vọng ông có thể gặp trực tiếp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Không muốn bị “gạt sang bên lề”, Thủ tướng Abe đã có nhiều cuộc gặp, điện đàm với Tổng thống Mỹ để đảm bảo rằng, các lợi ích của Nhật Bản sẽ không bị lãng quên/.
Tin liên quan
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK