Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá |
![]() |
Dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Phúc Sinh - DN vừa nhận được đầu tư của quỹ từ châu Âu nhờ đáp ứng các tiêu chí xanh. Ảnh: DN cung cấp |
Tâm lý nghi ngờ và do dự
Chia sẻ tại Diễn đàn phát triển bền vững do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức mới đây, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, mặc dù Chính phủ và các cơ quan liên quan đang có những bước tiến trong việc xây dựng chính sách và quy định về bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính nhưng còn thiếu các quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho DN.
Trong khi đó, tại các quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, chính sách xanh được ban hành nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất và liên tục phát triển theo thời gian.
Điều này đặt ra thách thức lớn cho hàng hóa Việt Nam tại các thị trường này, bởi chính sách định hướng và người tiêu dùng sẽ loại bỏ dần các sản phẩm không nằm trong danh mục xanh.
Đối với vấn đề tài chính, ông DarryI J. Dong, Đại diện Cấp cao phụ trách Văn phòng TPHCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) chỉ ra rằng, để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần huy động hàng trăm tỷ USD để tài trợ cho cơ sở hạ tầng, công nghệ mới và các chương trình xã hội hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh.
Trong đó, phần lớn nguồn vốn sẽ đến từ khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, ông Darryl đánh giá: “Mặc dù nhu cầu vốn là một bức tường khổng lồ, cánh cửa cho tài chính khí hậu của Việt Nam chỉ mới hé mở một chút”.
Theo đó, các rào cản bao gồm chi phí đầu tư phải trả trước rất lớn, có ít giao dịch khả thi, tín dụng xanh ở mức thấp, năng lực thị trường vốn và quy định còn sơ khai. Tiếp nữa là tâm lý nghi ngờ và do dự trước các dự án khí hậu được coi là rất rủi ro.
Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng DN, Ngân hàng UOB Việt Nam chỉ ra rằng, từ phía các nhà đầu tư, các rào cản đáng kể nhất bao gồm việc thiếu một khuôn khổ phân loại xanh rõ ràng, không đủ động lực cho các khoản đầu tư xanh và các rủi ro tài chính được cho là có mối liên hệ đến các công nghệ mới.
Ngoài ra, thường có sự không phù hợp giữa bản chất dài hạn của các khoản đầu tư xanh và kỳ vọng tài chính ngắn hạn của các nhà đầu tư.
Thị trường tín chỉ carbon - được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn lực lớn cho quá trình chuyển đổi xanh, cũng được đánh giá là đang đi chậm hơn đáng kể so với thị trường quốc tế.
Theo ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng giám đốc Công ty Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA), mặc dù thị trường đã bắt đầu khởi động, nhưng bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn và các DN vẫn khá thụ động.
Thực tế, đã có DN chủ động đầu tư vào lĩnh vực tín chỉ carbon, nhưng chủ yếu chỉ mới dừng bước ở công nghệ. Cũng vì sự thụ động này nên giá tín chỉ carbon ở Việt Nam hiện ở mức thấp, DN chưa chủ động tìm người mua để đàm phán về giá cũng như chưa có dự án chất lượng.
Một số DN đã chủ động đầu tư vào tín chỉ carbon, nhưng chủ yếu mới dừng ở bước công nghệ.
Tăng tốc bằng cách nào?
Từ thực tế như trên, các chuyên gia cho rằng, quy định pháp lý liên quan đến chuyển đổi xanh cần sớm được hoàn thiện để tháo gỡ các rào cản. Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời và ban hành hướng dẫn thực hiện các chiến lược chính sách chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung chính sách về khử carbon như thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; xây dựng quy định về thị trường carbon, định giá carbon, chứng chỉ xanh. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ DN thực hiện sản xuất xanh.
Để mở cánh cửa tài chính khí hậu, ông Darryl nhấn mạnh, việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” (các tập đoàn lớn) rời đi.
Điển hình như trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.
Dù vậy, không nhất thiết phải xây dựng một khung pháp lý hoàn hảo ngay từ đầu, nhưng cần thiết lập các quy định cơ bản để nhà đầu tư và các tổ chức tài chính có thể hiểu và tham gia thị trường, sau đó bổ sung thêm chi tiết khi thị trường đã phát triển hơn.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia của IFC cũng đưa ra gợi ý về giải pháp “tài chính hỗn hợp”, kết hợp giữa vốn ưu đãi và vốn thương mại. Mục tiêu của giải pháp này là giảm tổng chi phí giao dịch và cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận của các dự án xanh.
Đây được xem là một công cụ hiệu quả để huy động nguồn vốn và giải quyết các giao dịch tài chính khí hậu khó khăn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc phát triển các dự án có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các nhà đầu tư và ngân hàng, bởi lĩnh vực tài chính khí hậu vẫn còn mới mẻ. Không chỉ nhà đầu tư cần cung cấp thông tin đầy đủ cho ngân hàng, mà chính các ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực, cả về vốn và các kỹ năng như thẩm định dự án, quản lý rủi ro và đánh giá tính bền vững của các dự án.
Một vấn đề nữa được ông Darryl đề cập là việc nâng cao “năng lực khí hậu” thông qua việc xây dựng năng lực xanh cho hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Điều này không chỉ bao gồm hệ thống tín dụng mà còn phải mở rộng sang các thị trường vốn, ví dụ như phát triển các nguyên tắc xanh trên thị trường vốn, ví dụ như trái phiếu xanh.
Đối với thị trường tín chỉ carbon, ông Nguyễn Thế Phương, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số FPT Digital khuyến nghị, đầu tiên các DN cần công cụ để kiểm kê khí thải theo các chuẩn quốc tế. Việc đánh giá kiểm kê khí phát thải để DN biết đang đứng ở đâu, vượt chuẩn hay chưa hoặc vẫn còn “room” để có thể chuyển giao cho bên cần.
Số liệu này là bước đầu để tổ chức khác xác nhận rồi phát hành tín chỉ carbon.
Ông Nguyễn Võ Trường An cũng lưu ý rằng tín chỉ carbon trên thị trường tuân thủ theo quy trình quốc tế nhưng việc xây dựng được là một câu chuyện dài hơi.
Vì vậy các dự án theo tiêu chuẩn nổi bật hiện nay đều phải đặt yếu tố hàng đầu là phương pháp luận của nhiều ngành và lĩnh vực: từ trồng rừng, sử dụng đất, nông nghiệp, năng lượng, thu hồi carbon…
“Dự án được thiết kế kỹ thuật khoa học tuân thủ theo phương pháp luận thì sẽ phát hành được tín chỉ carbon” - ông An khuyến nghị.
Tin liên quan

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam
11:31 | 01/07/2025 Tiêu dùng & Thương mại điện tử

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp góp ý xây dựng Luật Thương mại điện tử
10:41 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Hải quan khu vực XVI công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đội

Hải quan khu vực VI ổn định bộ máy theo mô hình mới

Chi cục Hải quan khu vực II có 10 phó chi cục trưởng

Hải quan khu vực III kiện toàn tổ chức, nhân sự theo mô hình mới

Công bố danh sách lãnh đạo 34 Thuế tỉnh, thành phố theo mô hình chính quyền mới

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Hướng dẫn thực hiện phân loại mặt hàng bảng giá điện tử ESL

Phải đạt ngưỡng kim ngạch tối thiểu, doanh nghiệp mới được hưởng chế độ ưu tiên

Từ 1/7/2025, thống nhất lệ phí trước bạ 2% với xe máy trên toàn quốc

Đề xuất khấu trừ thuế TNCN ngay thời điểm nhận cổ tức bằng chứng khoán

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản
