Thu hút FDI từ châu Âu: Kỳ vọng và thách thức từ Hiệp định EVIPA
Năng lượng sạch là một trong những lĩnh vực Việt Nam cam kết tạo thuận lợi khi thực thi Hiệp định EVIPA . Ảnh: ST. |
Nâng cấp mình khi chơi với nước lớn
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Khi làm ăn với EU, một đối tác dẫn dắt thế giới và khó tính, doanh nghiệp Việt, người Việt có thể nâng cấp mình lên. Chơi với người ở chuẩn mực cao chúng ta sẽ trở thành doanh nghiệp hiện đại. Như vậy, bắt tay với EU, chúng ta sẽ có cơ hội để chúng ta hiện thực hóa ước vọng của dân tộc mình. |
Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, việc ký kết EVIPA với những cam kết toàn diện và cân bằng hơn về bảo hộ đầu tư, cùng với những cam kết quan trọng về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ... theo quy định của EVFTA, được đánh giá sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như nhà đầu tư EU nói riêng về tính hấp dẫn, an toàn, thân thiện và cạnh tranh cao hơn của môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, với việc ký kết Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi thế khi nguồn vốn đầu tư có chất lượng cao từ các nước tiên tiến thuộc EU sẽ có điều kiện vào Việt Nam nhiều hơn, bên cạnh đó các DN Việt Nam cũng có thêm nhiều sự hiểu biết về môi trường đầu tư của các nước châu Âu để mở rộng đầu tư.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng khẳng định, việc ký kết EVIPA sẽ góp phần thu hút đầu tư với chất lượng cao từ các nhà đầu tư EU và tạo cơ hội tốt cho nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận thị trường EU. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới. Theo đó, Việt Nam chủ trương chuyển hướng thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu và có tác động lan tỏa, gắn kết hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, đồng thời phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất và tính cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Ông Nguyễn Văn Toàn cũng nhấn mạnh, nguồn vốn đầu tư từ EU sẽ góp phần làm cho xã hội minh bạch hơn, tiên tiến hơn, bởi để thu hút được nguồn vốn này, các quốc gia buộc phải chịu sức ép cải cách mạnh mẽ về thể chế. Bên cạnh đó, về công nghệ, hiện nay trào lưu cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển, đặc biệt là tại các nước châu Âu, vì thế, nếu quan hệ hợp tác với châu Âu phát triển thì Việt Nam sẽ tiếp cận được thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh chóng hơn.
Đánh giá về sức hút của Việt Nam đối với dòng vốn FDI từ EU khi Hiệp định được ký kết, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang trong quá trình phát triển cần rất nhiều vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghiệp kỹ thuật cao. Trong khi đó, EU có nhiều lợi thế về nguồn vốn, khi Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA được ký kết và thông qua sẽ tác động tới dòng vốn từ EU, được đánh giá là sạch hơn, chất lượng hơn, công nghệ tiên tiến hơn, sẽ đổ vào Việt Nam. Các DN FDI từ EU muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng giá trị, lợi thế của Việt Nam như nhân lực trẻ, nền kinh tế mở để xuất khẩu ngược trở lại, từ đó Việt Nam sẽ được nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư. Đây cũng là quá trình tái cơ cấu dòng vốn FDI theo hướng những dòng đầu tư Mỹ, Nhật, EU cần được khơi thông vì nó đi liền với nhiều công nghệ sạch, quy trình quản lý sạch.
Đứng trước nhiều thách thức
Về những khó khăn, thách thức trong quá trình Hiệp định này được phê chuẩn, chính thức đi vào thực tiễn, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết, thực tế thì hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư với EU đã được tách làm hai hiệp định. Hiệp định EVFTA có thể sẽ nhanh chóng được thông qua và đi vào thực thi hơn so với Hiệp định EVIPA. EVIPA có thể sẽ khó khăn hơn do cần thủ tục để được các nước thuộc liên minh châu Âu xét duyệt. Khi EVIPA có hiệu lực sẽ sẽ bao phủ toàn bộ EU, thay thế hoàn toàn 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được ký kết trước đó, do đó thủ tục hành chính sẽ phức tạp hơn vì ngoài Nghị viện châu Âu thì nghị viện của từng nước thành viên EU cũng phải thông qua. Nếu các nước lớn như Pháp, Đức... thông qua trước thì sẽ tạo điều kiện tốt cho các nước nhỏ hơn mau chóng thông qua hiệp định này. Tuy nhiên, có những nước khác chưa hợp tác đầu tư nhiều vào Việt Nam nên họ sẽ cần có thêm thời gian để cân nhắc.
Bên cạnh đó, về sự chuẩn bị của Việt Nam để đón nhận dòng vốn đầu tư này, ông Nguyễn Văn Toàn cũng cho rằng, chúng ta đã có quá trình chuẩn bị nhưng có vẻ như chúng ta chưa chuẩn bị tốt, chưa sẵn sàng. “Sức ép của Hiệp định này lên Chính phủ là phải cải cách mạnh mẽ thể chế để đảm bảo tính minh bạch, bởi người châu Âu nói chung, DN châu Âu nói riêng rất coi trọng tính minh bạch. Châu Âu cũng là các quốc gia coi trọng pháp quyền, vì thế bất cứ vấn đề gì cũng thực hiện theo quy định của pháp luật, khác với cách xử lý “có lý, có tình” như ở Việt Nam. Điều này tạo sức ép lên Chính phủ, người dân, DN Việt Nam là phải làm theo quy định của Hiệp định đã được ký kết để tăng cường hội nhập tốt hơn với EU.
Khẳng định các cơ hội thu hút vốn đầu tư từ EU, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, Việt Nam cũng đang đứng trước một số thách thức trong quá trình thực thi Hiệp định như về thể chế, chính sách, cơ chế quản lý; hệ thống kết cấu hạ tầng, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực; năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam...
Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho biết, để hiện thực hóa những cơ hội và lợi ích từ việc thực thi các Hiệp định này, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách đầu tư, kinh doanh. Theo đó sẽ nghiên cứu, rà soát, đề xuất trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành một số đạo luật quan trọng như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật Lao động và một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Chúng ta vẫn còn nhiều thách thức khi EVIPA đi vào thực thi như: Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ khá tràn lan tại Việt Nam, trình độ nhân lực, trình độ khoa học công nghệ của DN Việt... Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị, khi quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại với EU, chúng ta phải giải quyết tốt vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, vì không được phép vi phạm bản quyền gây bất lợi cho DN châu Âu. Đồng thời, DN Việt phải tìm con đường để tiếp cận, nắm bắt công nghệ tiên tiến để phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ở phân khúc công nghệ cao. Nếu không làm được thì giá trị gia tăng mà DN Việt được hưởng lợi từ chuỗi giá trị là rất thấp và con đường tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của DN FDI của DN Việt càng khó khăn.
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng,Bộ KH & ĐT: Các nhà đầu tư EU sẽ thấy an toàn hơn khi đầu tư, lựa chọn Việt Nam trong khuôn khổ EVFTA, EVIPA để tham gia thị trường ASEAN, CPTPP. Việt Nam cũng có các quy tắc xuất xứ của EVFTA từ đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn, đó là việc các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư ngoài EU sẽ đầu tư vào Việt Nam để tận dụng được các ưu thế của xuất xứ hàng Việt Nam trong hiệp định thương mại tự do EVFTA. Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA là hiệp định có những điểm rất mới và chi tiết hơn so với các hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký trước đây với các đối tác khác. Đáng chú ý, EVIPA bổ sung các quy định nhằm bảo đảm quyền điều chỉnh chính sách của quốc gia nhận vốn đầu tư, đặc biệt là trong việc đảm bảo các mục tiêu chính sách như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi trường hoặc đạo đức công cộng, bảo vệ xã hội hoặc người tiêu dùng, hoặc bảo vệ đa dạng văn hóa. Bên cạnh đó, với EVIPA lần này, Việt Nam đã xây dựng được một cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế thường trực hai cấp khác hẳn với cơ chế trọng tài đối với các hiệp định trước đây. Theo đó, tranh chấp được giải quyết tại cơ quan xét xử thường trực gồm hai cấp xét xử: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm với các thành viên do Việt Nam và EU thỏa thuận lựa chọn, do đó giúp tăng tính độc lập và nhất quán của cơ quan này. Nhiệm vụ của các cơ quan thuộc Chính phủ là nhanh chóng thực hiện việc hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật đầu tư kinh doanh trong đó có nội dung liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. TS. Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công thương (Bộ Công Thương): Để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế tối đa thách thức của EVIPA, trước hết, cơ quan chức năng cần nhanh chóng có những biện pháp hỗ trợ một cách tích cực và thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của thu hút đầu tư… Xây dựng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng trọng tâm vào việc tạo lập các “hàng rào kỹ thuật”, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa. Hoài Anh (ghi) |
Tin liên quan
Sự chênh lệch ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu
08:00 | 13/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics