“Tháo rào” cho chế biến, xuất khẩu tre
Khai thác tiềm năng của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường quốc tế | |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị ngành tre | |
Hỗ trợ hợp chuẩn để thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ |
Trị giá XK sản phẩm tre của Việt Nam hiện đạt khoảng 300-400 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng. Ảnh: ST |
Xuất khẩu 300-400 triệu USD/năm
Nhìn nhận tổng quan về ngành tre Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết: hiện tổng diện tích tre Việt Nam khoảng hơn 1,5 triệu ha, phân bố hầu hết tại các tỉnh trên cả nước, có 37/63 tỉnh có diện tích hơn 10.000 ha. Với 6,5 tỷ cây, hàng năm lượng cây khai thác khoảng 500 – 600 triệu cây, tương ứng 2,5-3 triệu tấn. Sản phẩm chính gồm nguyên liệu thô/vật liệu xây dựng; chiếu/mành; tre đan; dụng cụ gia đình… Hiện, mỗi năm Việt Nam XK sản phẩm từ tre khoảng 300 – 400 triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) thông tin thêm, sản phẩm từ tre của Việt Nam đã XK đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 5 thị trường XK chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Hà Lan. Hiện, cả nước có 251 DN chế biến tre, trong đó 95% là các DN vừa và nhỏ; DN có quy mô vừa và lớn (trên 15 tỷ đồng) chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ của các DN chưa được chú trọng. Hiện, có khoảng 10.000 lao động làm việc tại các DN chế biến tre, khoảng trên 300.000 lao động nông thôn tham gia vào hoạt động trồng, khai thác, chế biến tre, song hầu hết lao động chưa qua đào tạo tại các trường.
Bày tỏ quan điểm xung quanh câu chuyện chế biến, XK tre, ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam cho rằng, XK tre hiện nay hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng. Vị này đưa ra dẫn chứng, năm 2019, trị giá XK tre Việt Nam mới đạt 348 triệu USD. Trong khi đó, trị giá ngành công nghiệp tre thế giới là hơn 57 tỷ USD.
Nhìn trên bình diện toàn cầu, các thị trường XK tre chính trên thế giới hiện nay gồm: Trung Quốc, EU, Philippines, Canada, Mexico, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia. Trong đó, Trung Quốc chiếm vị trị áp đảo so với các thị trường XK khác. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu không chỉ về sản lượng mà còn về năng lực kỹ thuật, chất lượng. Bằng chứng rõ nhất là vào năm 2019, Trung Quốc chiếm thị phần 67% trong tổng trị giá XK tre trên thế giới. Trong khi đó, thị phần của Việt Nam chỉ là 3%.
Cần hành lang pháp lý rõ ràng
Quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 83 tỷ USD vào năm 2028; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2028 khoảng 5,7%/năm. Do vây, chế biến, XK sản phẩm tre được nhìn nhận là ngành hàng rất tiềm năng cho nông nghiệp Việt Nam.
Dù vậy, theo bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, ngành tre Việt Nam đang đối diện không ít khó khăn trong phát triển bền vững. Hiện nay có rất ít nguồn giống tốt và đang có dấu hiệu suy thoái giống. Diện tích đang bị thu hẹp, trình độ canh tác thấp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng phục vụ sản xuất chưa được đầu tư; công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới. Đáng chú ý, hiện nay đang thiếu chính sách hỗ trợ phát triển và sản xuất kinh doanh; đồng thời công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu tre còn yếu, thiếu thông tin thị trường.
Một số chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, tiềm năng cho ngành tre Việt Nam là rất lớn nhưng vùng nguyên liệu vẫn chưa thực sự tập trung. Bên cạnh đó, hoạt động chế biến ngành hàng tre đang khá manh mún. Số DN lớn chuyên chế biến các sản phẩm từ cây tre chưa nhiều. Chưa có một tiêu chuẩn và hành lang pháp lý riêng cho việc trồng, chế biến và sử dụng nguyên liệu tre trong hoạt động kinh tế tại Việt Nam thời điểm hiện tại là rào cản lớn nhất khiến chuỗi ngành hàng tre chưa thể kết nối và phát huy hết tiềm năng của mình.
Bên cạnh xây dựng tiêu chuẩn, hành lang pháp lý, khuyến nghị được đưa ra để thúc đẩy phát triển chế biến, XK tre trong thời gian tới là đầu tư hơn nữa vào các quy trình và cơ sở sản xuất; đầu tư vào phát triển sản phẩm để khác biệt với sản phẩm của Trung Quốc (ví dụ ván sàn có kích thước và màu sắc khác nhau); phản ánh phong cách và thị hiếu của châu Âu trong các sản phẩm được phát triển (ví dụ xu hướng hàng thủ công của châu Âu); xây dựng kế hoạch tiếp thị ngành vững chắc cho cả thị trường trong nước và XK…
Từ góc độ DN XK, ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong cho biết, DN chuyên sản xuất hàng mây tre và hàng thủ công mỹ nghệ XK. Tuy nhiên, hiện DN cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động liên kết với nông dân như: khó giữ cam kết giữa DN và người sản xuất, nhất là kế hoạch sản xuất số lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm; rất khó để ràng buộc trách nghiệm (thông thường DN phải chịu mọi rủi ro).
Để khắc phục khó khăn cần sự vào cuộc của chính quyền như quan tâm mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho người dân; xây dựng và quản lý, thành lập làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác; có cơ chế rõ ràng, gắn liền quyền lợi và trách nhiệm. “Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp”, ông Phong nói.
Nhận định hiện nay nhiều nơi chưa xác định hết được vai trò, vị trí, giá trị của cây tre, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Sự gắn kết giữa các DN chế biến, XK với người trồng còn rời rạc, chưa tập trung, đặc biệt là trong xây dựng các vùng nguyên liệu lớn. Do đó, bên cạnh xây dựng lại vùng nguyên liệu tre tập trung, hiện Bộ NN&PTNT đang đề xuất lên Bộ Nội vụ thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam. Đây sẽ là một trong những tiền đề và cơ sở đầu tiên gắn kết ngành tre Việt trong giai đoạn mới”.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK