Thăm những căn cứ xanh
Một địa danh không thể không nhắc đến đầu tiên chính là khu di tích địa đạo Củ Chi. Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia sớm nhất sau ngày giải phóng miền Nam. Địa đạo Củ Chi là điểm đến hấp dẫn, thú vị và có giá trị giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Từ ngày hòa bình trở lại, đã có hàng chục ngàn đoàn du khách trong nước và quốc tế với hàng triệu lượt người đủ màu da, sắc tộc đến tham quan địa đạo Củ Chi. Trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, tướng lĩnh, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ... đã đặt chân xuống địa đạo với tất cả niềm xúc động và kính phục đối với vùng đất anh hùng.
Theo Ban thông tin Ban quản lý khu di tích địa đạo Củ Chi, địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm gồm địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi và địa đạo Bến Đình (căn cứ huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một “kỳ quan” đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …
Màu xanh của luỹ tre làng quanh xóm ấp, của những cánh rừng đã đưa chúng tôi đến Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi. Đây là nơi thể hiện cảnh sống, sinh hoạt, chiến đấu của người Củ Chi trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu được chia ra nhiều vùng như: Vùng Giải phóng, vùng tranh chấp, vùng trắng, vùng bị tạm chiếm (Ấp chiến lược)… thể hiện sinh động quang cảnh làng mạc của Củ Chi trước chiến tranh với cây trái sum suê, bốn mùa trĩu quả, cảnh tàn phá của bom đạn Mỹ, mô hình ấp chiến lược mà Mỹ và tay sai áp dụng để kiểm soát dân cư, thể hiện cảnh trai gái hăng hái đi tòng quân đánh giặc…
Một căn cứ “xanh” nổi tiếng khác tại TP.HCM là rừng Sác- địa danh lịch sử gắn liền với lực lượng đặc công năm xưa, một thời đã làm cho quân thù khiếp sợ, nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Địa bàn rừng Sác là một chiến trường đặc biệt với sông nước mênh mông, biển Cần Giờ rộng lớn. Trung đoàn 10- rừng Sác với sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Lê Bá Ước đã cùng với các chiến sĩ bộ đội đặc công lập lên chiến công lẫy lừng. Trong trận đánh kho xăng Nhà Bè các chiến sĩ Đội 5 anh hùng- Trung đoàn 10 đã thiêu hủy 250 triệu lít xăng, bốc cháy dữ dội suốt 19 ngày đêm; 12 bồn Butagaz, một tàu dầu 12.000 tấn và nhiều cơ sở vật chất khác của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đoàn đặc công rừng Sác với những thành viên ưu tú được đào tạo bài bản về cách sử dụng, hóa giải bom mìn. Đặc biệt, những người lính đặc công rừng Sác ngoài tài thao lược về võ thuật đánh trận, họ còn được mệnh danh là “bậc thầy” về các loại chất nổ, bộc phá. Tất cả ở họ toát ra sự mưu trí, kiên cường. Đoàn đặc công chính là đơn vị có nhiệm vụ hạn chế tàu của địch, đưa nguyên vật liệu vào bến cảng để cung cấp cho chiến trường miền Nam. Từ năm 1966 đến 30-4-1975, Bộ đội đặc công rừng Sác đánh gần 400 trận lớn nhỏ; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch; đánh chìm và cháy 356 tàu, thuyền chiến đấu; đánh đắm 13 tàu vận tải; bắn cháy 145 giang thuyền; bắn rơi 29 máy bay trực thăng… Ngày 23-9-1973, Đoàn 10 - Trung đoàn 10 đặc công rừng Sác được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Khu căn cứ cách mạng năm xưa nay đã trở thành Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn rừng Sác - Cần Giờ, là điểm đến du lịch quen thuộc đối với nhiều du khách. Ngoài việc là khu bảo tồn sinh quyển với hệ sinh thái đa dạng đã được UNESCO công nhận, nơi đây còn có đảo khỉ, bàu sấu với loài khỉ và cá sấu sống tự nhiên... Chính nhờ loại hình du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên nên khu du lịch rừng Sác - Cần Giờ luôn là địa chỉ yêu thích không chỉ đối với người dân trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài. Cùng với các khu dự trữ sinh quyển của gần 90 nước khác trên thế giới, rừng Sác- đã và đang phát triển loại hình du lịch sinh thái, là điểm đến quen thuộc của du khách.
Về miền Tây, chúng tôi lại có dịp thăm khu di tích lịch sử Xẻo Quýt- một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo. Theo thông tin từ Ban quản lý khu du lịch Xẻo Quýt, khu này có diện tích khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng (từ năm 1960-1975) của cơ quan Tỉnh ủy Đồng Tháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ. Trong suốt hành trình cuộc kháng chiến, quân và dân Xẻo Quýt đã vượt qua nhiều trận mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Đến với khu du lịch Xẻo Quýt, chúng tôi được trải nghiệm mình với những nhịp xuồng chèo êm ả trong căn cứ xưa, nay là những vạt rừng tràm xanh thẳm. Len lỏi giữa màu xanh đồng bằng, ai cũng như được sống với cảm giác như những người du kích thời xưa, cũng với áo bà ba khăn rằn quấn cổ. Ngạc nhiên hơn khi được tận mắt chứng kiến những hầm công sự cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và cây tràm; những ngôi lán, nhà bếp, phòng hội họp…, hay những “bãi ngù tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân và xe tăng bộ binh càn vào căn cứ- một bài học lịch sử sinh động! Sau ngày giải phóng, căn cứ này được địa phương chú ý gìn giữ, nên cảnh quan vẫn bảo tồn được nguyên vẹn.
Du khách thích thú với địa đạo Củ Chi |
Đến khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tức Dụp là một ngọn đồi có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ An Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Cam-pu-chia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Đây cũng là nơi mà Mỹ- Ngụy tập trung đánh phá liên tục hòng tiêu diệt những người chiến sĩ cách mạng.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồi Tức Dụp trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những hồ nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa được mọi người góp tay vun trồng. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách nơi những người chiến sĩ cách mạng chiến đấu ngày xưa vẫn nguyên vẹn. Như là hang Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, có cả hang cơm nguội-nơi tiếp tế lương thực. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen kỳ thú.
Bảo tồn và xây dựng những địa danh lịch sử, những khu căn cứ cách mạng năm xưa trở thành những khu du lịch sinh thái, gắn với thiên nhiên, lịch sử cũng là một cách giáo dục truyền thống sinh động, phong phú cho thế hệ trẻ hôm nay.
Tin liên quan
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK