Tái diễn tình trạng “bốc hơi” lợi nhuận sau kiểm toán
Việc chênh lệch số liệu sau kiểm toán, dù vô tình hay cố ý, cũng là ảnh hưởng xấu tới hình ảnh chung của thị trường chứng khoán. Ảnh: ST |
Đáng lưu ý là trong số ít DN đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán, vẫn có trường hợp tái diễn tình trạng tăng lỗ, giảm lãi sau kiểm toán.
Trồi sụt lợi nhuận
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Công ty CP Camimex giảm gần 63 tỷ đồng so với lợi nhuận sau thuế tại báo cáo do công ty tự lập. Ông Bùi Đức Cường, Phó Tổng giám đốc Camimex lý giải nguyên nhân là lợi nhuận gộp giảm 13,7 tỷ đồng do kiểm toán trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cùng với đó, kết quả hoạt động tài chính cũng giảm 47 tỷ đồng do điều chỉnh thay đổi tại tài sản góp vốn vào công ty con năm 2013 làm ảnh hưởng lợi nhuận trên báo cáo tài chính hợp nhất. Ngoài ra còn có một số điều chỉnh khác về chi phí quản lý, chi phí bán hàng tăng lên làm giảm lợi nhuận gần 2,6 tỷ đồng.
Tương tự, lãi ròng sau kiểm toán năm 2019 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng giảm tới 129 tỷ đồng so với công bố trước đó, xuống mức còn 8.214 tỷ đồng. Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty CP đầu tư thương mại và XNK CFS cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 1,4 tỷ đồng, giảm mạnh tới 88% so với mức 12 tỷ đồng trong báo cáo do công ty tự lập.
Một số DN khác cũng bị sụt giảm lãi ròng sau kiểm toán như Công ty CP Transimex giảm từ 150 tỷ đồng xuống còn 142 tỷ đồng, tương đương giảm hơn 5%; Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone giảm từ 53 tỷ đồngxuống còn 49 tỷ đồng sau kiểm toán, tức giảm 7,6%.
Lỗ càng thêm lỗ
Tại một số DN khác, mức lỗ thậm chí còn tăng lên gấp nhiều lần sau kiểm toán. Điển hình như trường hợp của Công ty CP Lilama 5 – một DN hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị máy móc, thành viên của Lilama. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của DN này ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ tới gần 29 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với mức lỗ chưa tới 7 tỷ đồng tại báo cáo tài chính tự lập được công ty công bố trước đó. Tương ứng khoản lỗ tăng lên này, lỗ lũy kế của Lilama 5 tại thời điểm cuối năm 2019 cũng nhảy vọt từ mức 12 tỷ đồng lên gần 34 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của sự chênh lệch này đến từ mức tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể, tại báo cáo tài chính tự lập, giá vốn hàng bán chỉ ở mức gần 137 tỷ đồng, trong khi báo cáo tài chính kiểm toán ghi nhận giá vốn lên tới 159 tỷ đồng. Điều này khiến cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ hơn 29 tỷ đồng xuống chỉ còn 7,3 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính kiểm toán niên độ tài chính 2018-2019 của Công ty CP Hùng Vương cũng có hàng loạt chỉ tiêu đều chênh lệch từ vài chục tới hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, lỗ sau thuế của Công ty Hùng Vương tăng thêm tới 627 tỷ đồng, lên mức 1.123 tỷ đồng.
Theo giải trình của ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Hùng Vương, giá vốn tăng 236 tỷ đồng do giá vốn từ các giao dịch trong nội bộ DN chưa được phản ánh phù hợp trong báo cáo tài chính tự lập. Ngoài ra, Công ty này cho biết, giá vốn tăng cũng do ảnh hưởng từ việc xử lý hàng tồn kho. Cùng với đó là hàng loạt các chi phí đều đội lên như chi phí tài chính tăng gần 54 tỷ đồng chủ yếu do trích lập thêm chi phí lãi vay; lỗ chia từ các công ty liên doanh, liên kết tăng thêm gần 23 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 83 tỷ đồng do ghi nhận thêm chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng xuất khẩu; chi phí quản lý DN tăng 82 tỷ đồng chủ yếu do trích lập bổ sung nợ phải thu khó đòi các đối tượng trong và ngoài nước và trích lập bổ sung cho các khoản ứng trước…
Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) nhấn mạnh, khoản lỗ sau thuế của công ty mẹ trong năm tài chính kết thúc 30/9/2019 là 1.075 tỷ đồng, lỗ lũy kế 1.488,6 tỷ đồng và tổng nợ ngắn hạn của tập đoàn vượt quá tài sản ngắn hạn 1.170 tỷ đồng. Những điều kiện này dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn.
Đáng chú ý, tại các kỳ công bố báo cáo tài chính kiểm toán trước đó, Công ty Hùng Vương cũng đã từng có “tiền sử” về việc từ lãi chuyển thành lỗ, tăng lỗ sau kiểm toán.
Báo cáo tài chính là công cụ để các nhà đầu tư nhìn vào đó có thể nắm được tình trạng của DN, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Theo giới phân tích, những chênh lệch do vô tình sẽ cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động tài chính, kế toán của DN. Điển hình như trường hợp của Công ty FLC Stone, trong giải trình về chênh lệch số liệu sau kiểm toán, DN này đã nêu nguyên nhân là do kế toán đã sơ suất hạch toán thiếu một số khoản chi phí trong kỳ, kiểm toán đã soát xét và điều chỉnh dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm. Điều này đã tạo điểm trừ lớn cho DN trong mắt nhà đầu tư.
Trong khi đó, những sai sót xuất phát từ sự cố ý của DN còn có tác hại lớn hơn là làm mất đi niềm tin của nhà đầu tư. Thậm chí, DN còn có thể bị xử phạt theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trên thực tế, tình hình sai lệch số liệu tài chính sau kiểm toán tại các DN niêm yết vẫn còn tái diễn khá nhiều cho thấy những vấn đề còn tồn tại trong chất lượng báo cáo tài chính và độ minh bạch trong số liệu kế toán do công ty niêm yết tự công bố. Thậm chí có DN còn lặp lại tình trạng này rất nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thị trường chứng khoán cũng như việc huy động vốn của DN nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Do đó, cần có các chính sách chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính nhằm ngăn chặn hành vi gian lận và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Tin liên quan
Masan MEATLife ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp đạt lợi nhuận dương
16:36 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan Group tăng trưởng mạnh nhờ bán lẻ, vượt 30% kế hoạch lợi nhuận năm
10:23 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK