Lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may sụt giảm
Sản phẩm kGiá sợi giảm mạnh kéo lợi nhuận của các DN sợi lao dốc.. Ảnh: ST.em tăng trưởng đã bù đắp cho sự sụt giảm của các mảng khác trong kết quả kinh doanh của KDF. Ảnh: ST. |
Lợi nhuận lao dốc
Trong quý III/2019, doanh thu thuần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chỉ đạt 4.152 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí, Vinatex thu về 186 tỷ đồng lãi ròng, giảm 13% so với quý III/2018. Luỹ kế 9 tháng năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Vinatex giảm 20%, chỉ đạt 534 tỷ đồng.
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành dệt may nói chung và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nói riêng, đặc biệt là các đơn vị sản xuất sợi. Theo đó, kết quả sản xuất kinh doanh ở một số đơn vị sản xuất sợi của Tập đoàn trong quý III/2019 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Qua đó ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh chung của toàn Tập đoàn.
Nói về những khó khăn từ tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ban lãnh đạo Công ty Đức Quân cho biết, các khách hàng từ thị trường chính là Trung Quốc hiện đang trả giá rất thấp. Do đó, công ty đã tìm cách mở rộng sang các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, tuy nhiên đơn hàng nhỏ và hạn chế. Trong khi đó, công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi FDI trong nước, các DN từ các quốc gia cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan. Cũng do sự cạnh tranh từ các đối thủ, giá bán vẫn theo xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi, thậm chí còn có dấu hiệu phá giá để tránh tồn kho.
Theo ban lãnh đạo của Công ty Đức Quân, nếu như trong quý III/2018, giá bán sợi ổn định và luôn duy trì ở mức từ 2,98 – 3,2 USD/kg thì quý III/2019, đơn giá bán biến động thất thường và có chiều hướng tiếp tục đi xuống. Giá bán ghi nhận cao nhất là 2,56 USD/kg và giảm dần xuống 2,4 USD/kg. Trong khi đó, giá bông tồn kho cũng như các đơn hàng đã đặt có đơn giá cao, trung bình từ 1,96 USD/kg từ các quý trước tiếp tục dồn về làm cho chi phí giá vốn của công ty không giảm mạnh được.
Theo đó, trong quý III/2019, doanh thu của Công ty Đức Quân ghi nhận tăng trưởng 54%, đạt 361 tỷ đồng, nhưng giá vốn lại lên tới hơn 361 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận gộp âm 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Đức Quân lỗ sau thuế 12 tỷ đồng trong quý III/2019 và lỗ 43 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2019, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi lần lượt 4 tỷ đồng và 29 tỷ đồng.
Công ty CP Dệt may Hà Nội lỗ sau thuế 7 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2019, trong khi cùng kỳ năm 2018 lợi nhuận đạt được tới hơn 75 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty May Việt Thắng cũng giảm 34% trong quý III/2019, chỉ đạt 19 tỷ đồng và giảm 13% trong 9 tháng năm 2019, đạt gần 74 tỷ đồng. Tại Công ty CP dệt may Thành Công, lãi ròng cũng giảm 39% trong quý III/2019 và giảm 28% trong 9 tháng năm 2019, đạt lần lượt 58 tỷ đồng và 153 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những DN duy trì được tăng trưởng như Công ty TNG đạt 81 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III/2019, tăng trưởng 29%; luỹ kế 9 tháng đạt 174 tỷ đồng, tăng 34%. Tương tự, Công ty May Sông Hồng cũng ghi nhận lãi ròng gần 138 tỷ đồng trong quý III/2019, tăng 7%; luỹ kế 9 tháng đạt 357 tỷ đồng, tăng trưởng 31%. Công ty May 10 cũng đạt mức tăng trưởng 6% trong quý III và 21% trong 9 tháng năm 2019 với lợi nhuận sau thuế lần lượt là 18 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.
Thị giá lao theo
Nhớ lại hồi đầu năm 2019, ngành dệt may đứng trước rất nhiều kỳ vọng tích cực từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới mà Việt Nam tham gia ký kết như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)… Trong đó, nhiều đánh giá cho rằng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU sẽ tăng mạnh nhờ lợi thế về thuế, do đây là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, hàng dệt may Việt Nam cũng được cho là sẽ thu hút được nhiều đơn hàng cũng như các dự án đầu tư dịch chuyển từ các nước khác sang do tác động của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung. Trước những dự báo tươi sáng đó, nhiều DN đã lên kế hoạch mở rộng, nâng cao năng lực để đón đầu cơ hội từ thị trường. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh mà các doanh nghiệp đạt được từ đầu năm đến nay lại không mang màu sắc tươi sáng như những kỳ vọng đó.
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán BSC, ngành xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019 đang tăng trưởng chậm lại do nhu cầu thế giới giảm bớt khi tình hình thế giới hiện vẫn căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo BSC, doanh thu giảm ở các DN sợi là do Mỹ áp thuế đối với các mặt hàng dệt may Trung Quốc làm giảm xuất khẩu sợi và vải từ Trung Quốc sang Mỹ. Từ đó gia tăng nguồn cung và áp lực cạnh tranh lên thị trường, kéo giá giảm. Đối với các DN may, tình trạng đơn hàng suy giảm chỉ diễn ra cục bộ tại một số DN, trong khi một số DN khác vẫn diễn biến tích cực.
Cùng với sự đi xuống của kết quả kinh doanh, giá nhiều cổ phiếu dệt may cũng giảm tương đối mạnh. Trước đó, vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019, giá cổ phiếu dệt may đã tăng khá mạnh khi hàng loạt dự báo tươi sáng về triển vọng tăng trưởng được đưa ra. Tuy nhiên, từ cuối quý II, đầu quý III, khi thực tế diễn ra không đúng như dự báo, giá nhiều cổ phiếu dệt may bắt đầu lao dốc. Điển hình như cổ phiếu FTM của Công ty Đức Quân, từ mức 25.100 đồng trong phiên 27/5 giá hiện xuống chỉ còn vỏn vẹn 3.400 đồng/đơn vị. Cổ phiếu TVT của Công ty May Việt Thắng cũng giảm từ mức 40.200 đồng trong phiên 30/5 xuống hiện chỉ còn 21.000 đồng. TCM của May Thành Công cũng giảm từ 33.800 đồng (phiên 11/3) xuống hiện chỉ còn 21.700 đồng, cổ phiếu VGT của Vinatex cũng giảm 46%, xuống còn 8.500 đồng/đơn vị… Giá cổ phiếu lao dốc đã cho thấy sức hút của cổ phiếu dệt may đã suy giảm đáng kể do sự thất vọng của nhà đầu tư trước những kỳ vọng được đưa ra trước đó.
Dự báo từ nay tới cuối năm, BSC cho rằng tăng trưởng ngành dệt may vẫn sẽ duy trì trên 10% nhờ vào các Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP. Dự báo này được đưa ra trên cơ sở số liệu tới hết tháng 9/2019, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 24,61 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với trị giá đạt 11,21 tỷ USD, tăng gần 8% và chiếm 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước. Các thị trường lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng có mức tăng trưởng từ 4 – 10%. Tuy nhiên, vẫn sẽ có sự phân hoá giữa các DN. Đồng thời, triển vọng 2020 sẽ tương đối chậm lại với tốc độ tăng trưởng ở mức 8-10% bởi cầu thế giới sẽ tiếp tục giảm do kinh tế thế giới yếu đi do xung đột Mỹ - Trung.
Tin liên quan
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam
09:14 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng
08:53 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ
15:22 | 18/11/2024 Infographics
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics