Tác động của xung đột Nga-Ukraine tới các nền kinh tế ASEAN
Xung đột Nga với phương Tây sẽ thúc đẩy đa dạng hóa thương mại? | |
Xung đột Nga – Ukraine: Hai chiều tác động đến doanh nghiệp Việt | |
Nga sẵn sàng gặp ba bên với Ukraine và Cơ quan Năng lượng quốc tế |
Xung đột Nga-Ukraine sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung sắt thép bán thành phẩm cho các nước ASEAN |
Các quốc gia trong khu vực có nhiều mức độ và hình thức giao thương với nền kinh tế Nga, song nhìn chung giá thực phẩm và năng lượng sẽ tăng cao hơn. Một số cú sốc trong chuỗi cung ứng sản xuất có thể tác động đến các quốc gia trong khu vực theo các cách khác nhau.
Về giá năng lượng, Nga là nước xuất khẩu năng lượng lớn song mức độ tiếp xúc trực tiếp của ASEAN trong lĩnh vực này là khá hạn chế. Theo trang Atlas of Economic Complexity, Singapore đã nhập khẩu 38,8 tỷ USD dầu tinh luyện vào năm 2019, song chỉ 5,7% trong số đó đến từ Nga. Thái Lan cũng ở trong tình trạng tương tự khi nhập khẩu 16,6 tỷ USD dầu thô trong năm 2019 nhưng chỉ 3,3% trong số đó từ Nga. Trên thực tế, năng lượng đã phải chịu áp lực tăng giá trong nhiều tháng qua và cuộc xung đột này chỉ khiến khiến giá năng lượng tăng cao hơn trên diện rộng cho dù các nước có nhập khẩu dầu trực tiếp từ Nga hay không.
Thế giới cũng sẽ chứng kiến giá cả lương thực tăng cao hơn, vốn cũng đã được đẩy lên trên toàn cầu do áp lực lạm phát trước thềm xung đột này. Đây là lĩnh vực mà các nước ASEAN tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với Nga. Trong năm 2019, 25% lượng lúa mỳ Indonesia nhập khẩu là từ Nga và Ukraine, trong khi con số này của Philippines là 16%. Mặc dù các nước đều có nguồn dự trữ lương thực để chống lại các cú sốc nguồn cung, song không ai có thể đoán được các nước có thể giảm áp lực giá trong bao lâu.
Sản xuất cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu sắt thép bán thành phẩm lớn - nguyên liệu đầu vào quan trọng trong sản xuất ô tô, máy móc và thiết bị điện tử. Năm 2019, Thái Lan nhập khẩu 21,4% lượng thép bán thành phẩm từ Nga và Ukraine. Tỷ lệ này là 25% đối với Indonesia và gần một nửa đối với Philippines. Sự gián đoạn các chuỗi cung ứng sẽ gây một số tác động xấu đến sản xuất.
Một vấn đề đáng chú ý khác là một số công ty nhà nước đã đầu tư hàng tỷ USD vào liên doanh với các công ty năng lượng của Nga. Ngày càng có nhiều áp lực buộc các công ty phải rút lui khỏi quan hệ đối tác kinh doanh với các công ty Nga, song các công ty ở ASEAN có thể sẽ không hành động như vậy. Công ty dầu khí quốc doanh Petronas của Malaysia sở hữu 15% cổ phần trong mỏ dầu Badra của Iraq, cùng với Gazprom, các đối tác Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Petronas đã tuyên bố sẽ không rút khỏi liên doanh vào lúc này. Tại Indonesia, công ty dầu khí Pertamina thuộc sở hữu của nhà nước đang phát triển một nhà máy lọc dầu lớn, trong đó Rosneft của Nga sở hữu 45% cổ phần. Dự án này sẽ tạo ra động lực quan trọng nâng công suất lọc dầu trong nước một khi đi vào vận hành.
Hầu hết các nước thành viên ASEAN không tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với năng lượng của Nga, song nhiều nước có nguy cơ chịu cú sốc về nguồn cung đối với các ngành sản xuất chủ chốt và nhập khẩu nông nghiệp, trong khi xung đột Nga-Ukraine đang khiến giá cả tăng trên diện rộng. Các nước khác bị ràng buộc trong các liên doanh với Nga sẽ gặp khó khăn trong việc rút lui. Dù đánh giá theo mặt nào thì bức tranh cũng là một mớ hỗn độn và tất cả đều hy vọng xung đột sẽ sớm kết thúc.
Tin liên quan
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD
11:05 | 18/11/2024 Xuất nhập khẩu
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Quảng Ngãi phối hợp xác minh ma túy trôi dạt vào bờ biển
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
Cảnh sát biển phát hiện 2 tàu cá sang mạn 85.000 lít dầu DO trái phép trên biển
Sẽ có nhiều điểm mới trong quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
Đáp ứng tiêu chuẩn tái chế- giảm phát thải, tăng tính cạnh tranh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics