Sức hút mới từ AIIB
Điều đáng chú ý là trước thời hạn chót nêu trên, người ta thấy một loạt nước phương Tây vượt qua sự ngăn cản và cảnh báo của Mỹ, nộp đơn gia nhập AIIB. Ngày 12-3, Anh thông báo sẽ gia nhập, sau đó là hàng loạt đồng minh châu Âu kiên định nhất của Mỹ gồm Đức, Pháp, Italy, Luxembourg và Thụy Sĩ. Gần đây nhất, Canada cũng đang xem xét khả năng gia nhập AIIB. Như vậy, trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) chỉ còn Mỹ và Nhật Bản là đứng ở bên ngoài cánh cửa của AIIB. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai đồng minh quan trọng khác của Mỹ là Hàn Quốc và Australia cũng đang trong công đoạn cuối để đưa ra quyết định có gia nhập AIIB hay không.
Tính tới nay, nghĩa là trước thời hạn chót còn gần một tuần nữa, AIIB đã có hơn 30 thành viên sáng lập, chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và vùng Vịnh. Ngay cả Mỹ cũng có thái độ lắng dịu hơn đối với AIIB. Trong số ra ngày 23-3, “Nhật báo Phố Wall” dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế Nathan Sheets cho biết Mỹ hoan nghênh sự ra đời của các tổ chức tài chính đa phương góp phần củng cố sức mạnh của hệ thống tài chính thế giới. Việc hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ hướng AIIB vào vai trò bổ sung thay vì cạnh tranh với các tổ chức này. Trước đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cũng nói rằng IMF “vui mừng” hợp tác với AIIB, đồng thời tin tưởng WB cũng như vậy.
Tại sao AIIB thu hút được nhiều nước tham gia như vậy? “Nhật báo Phố Wall” cho biết đó là do Trung Quốc đã chủ động từ bỏ quyền phủ quyết tại AIIB. Quan điểm này của Trung Quốc đóng vai trò then chốt thúc đẩy Anh, Pháp, Đức và Italy phá vỡ lập trường thống nhất với Mỹ và nộp đơn gia nhập AIIB. Ngoài việc từ bỏ quyền phủ quyết, Chính phủ Trung Quốc còn nỗ lực loại bỏ lo lắng từ Mỹ và các nước khác về tính minh bạch và việc điều hành AIIB. Tham gia một hoạt động dành cho các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp quốc tế ngày 22-3 vừa qua, Trưởng Ban Thư ký AIIB Kim Lập Quần cho biết Trung Quốc sẽ không “bắt nạt” các thành viên khác mà sẽ hợp tác cùng họ nhằm tìm kiếm nhận thức chung trong tất cả các quyết định của AIIB. Theo ông Kim Lập Quần, địa vị là cổ đông lớn nhất AIIB – với số vốn góp chiếm tới 49% - của Trung Quốc không phải là đặc quyền, mà là trách nhiệm và sự đảm đương.
Việc Chính phủ Trung Quốc đề xuất không có bất cứ quốc gia đơn lẻ nào có thể chi phối quyền quyết sách của AIIB khác xa so với cách làm xưa nay ở IMF và WB. Ở hai định chế này, Mỹ chỉ có quyền bỏ phiếu chưa tới 20%, nhưng một số quyết sách quan trọng của IMF và WB lại bị Mỹ chi phối. Nhiều năm nay, kết cấu tổ chức như vậy luôn bị các nước thành viên khác chỉ trích. Nhà kinh tế học Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell, trước đây phụ trách mảng nghiệp vụ về Trung Quốc của IMF, cho rằng cách làm mang tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc có hiệu quả rất tốt. Trung Quốc cũng không cần vội vàng vì họ biết rằng các nước khác sẽ gia nhập AIIB. Hiện các quan chức trong và ngoài Trung Quốc đều cho rằng những tiến triển của AIIB là thắng lợi hiếm thấy của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế. Hơn nữa, AIIB do Trung Quốc dày công lên kế hoạch đang tạo thêm nhiều thách thức nghiêm trọng đối với hệ thống kinh tế quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ hai do Mỹ chủ đạo.
Tin liên quan
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK