Sửa Luật Thuế GTGT: đảm bảo giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn
Theo Bộ Tài chính, một trong những nội dung sửa đổi Luật Thuế GTGT lần này là bổ sung đối tượng chịu thuế, nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch hơn, bà có thể nói rõ hơn về nội dung này?
Luật Thuế GTGT hiện hành quy định hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đều là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ 26 nhóm được quy định thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT... Để thực hiện các chủ trương về hoàn thiện chính sách thu theo hướng cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%. Đồng thời, tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất, bảo đảm tính trung lập của thuế, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân, DN, dự thảo Luật đã chuyển một số hàng hóa, dịch vụ từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế; chuyển một số hàng hóa, dịch vụ từ đối tượng áp dụng thuế suất 5% sang đối tượng áp dụng thuế suất 10%. Cùng với đó, quy định rõ tên hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc dẫn chiếu khái niệm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế thực hiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ được đưa ra khỏi đối tượng không chịu thuế, đối tượng áp dụng thuế suất 5% là những hàng hóa, dịch vụ mà có thể được sử dụng cho đa mục đích, như máy móc thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp... Việc chuyển sang đối tượng chịu thuế sẽ tránh hiệu ứng tăng giá thành, giảm phức tạp cho DN khi vừa cung cấp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế, vừa cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế trong việc kê khai, phân bổ thuế GTGT đầu vào sử dụng chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế.
Với hướng sửa đổi này, có 12 loại hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế GTGT và có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ và 2 loại hàng hóa chuyển từ đối tượng áp dụng thuế suất 5% sang áp dụng thuế suất 10%. Theo đó, dự thảo Luật quy định 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và 12 nhóm hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất GTGT 5%.
Một trong những đề xuất khiến DN băn khoăn đó là bỏ áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan, DN chế xuất và thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. Vì sao lại có đề xuất này, thưa bà?
Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT hiện hành quy định, mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp được nêu tên cụ thể tại Khoản 1 Điều 8. Thực hiện theo quy định, thời gian qua không phát sinh vướng mắc đối với hàng hóa xuất khẩu vì hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan đều phải thực hiện thủ tục mở tờ khai hải quan, chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, đối với dịch vụ thì phát sinh rất nhiều vướng mắc do tính chất vô hình, đều được thực hiện tại Việt Nam. Một số dịch vụ được cung cấp để phục vụ cho hàng hóa xuất khẩu, một số được cung cấp thông qua môi trường mạng. Do vậy, việc xác định dịch vụ được tiêu dùng tại Việt Nam hay ở nước ngoài là rất khó, gây vướng mắc cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.
Theo báo cáo của cơ quan thuế, trong quá trình thực hiện chính sách thuế GTGT đối với dịch vụ xuất khẩu, nhiều DN đã xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng với thuế suất 0% (xác định là tiêu dùng ngoài Việt Nam). Sau đó lại bị cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế cho rằng, đây là dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam và thực hiện truy thu thuế GTGT 10%. Việc truy thu này gây khó khăn cho bên cung cấp dịch vụ do phải bỏ tiền để nộp thuế trong khi không đòi được bên mua dịch vụ vì hợp đồng đã ký và thanh toán đã kết thúc. Mặt khác, hiện nay nhiều dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài gắn với hàng hoá được gia công sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, nhưng thực tế không xác định chính xác là tiêu dùng ở trong nước hay ở nước ngoài tại thời điểm cung cấp dịch vụ, hoặc nếu xác định thì rất phức tạp, tăng chi phí quản lý. Đồng thời, gây khó khăn trong việc xác định giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam và nước ngoài để áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam vừa diễn ra tại nước ngoài, hoặc hợp đồng được ký giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam.
Một số nước như Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản... cũng chỉ áp dụng đối với dịch vụ xuất khẩu được tiêu dùng ở nước ngoài. Theo đó, cần thiết phải quy định cụ thể tên các dịch vụ mà xác định được địa điểm tiêu dùng tại thời điểm cung cấp dịch vụ như tại dự thảo Luật. Phương án này đảm bảo minh bạch trong thực hiện, giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, đồng thời hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT đối với dịch vụ xuất khẩu. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia để bổ sung kinh nghiệm quốc tế chỉ rõ tiêu chí, nguyên tắc xác định dịch vụ xuất khẩu, từ đó làm cơ sở cho việc quy định cụ thể thêm các loại dịch vụ xuất khẩu mà xác định được địa điểm tiêu dùng ngoài Việt Nam để quy định áp dụng thuế suất 0% khi trình ra Quốc hội.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu việc sửa đổi cần khuyến khích đầu tư những lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khuyến khích xuất khẩu đối với các mặt hàng thiết yếu… Vậy chính sách thuế đối với những lĩnh vực này đã được thể hiện như thế nào trong dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi?
Dự thảo Luật vẫn giữ nguyên quy định hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan được áp dụng thuế suất 0% để tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trước sự thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh, việc mua - bán thông qua thương mại điện tử, nền tảng số ngày càng gia tăng, pháp luật về quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung để có công cụ quản lý thu thuế. Cụ thể, về chính sách thuế GTGT, Luật hiện hành đã quy định phương pháp tính thuế trực tiếp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, có doanh thu phát sinh tại Việt Nam và chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Theo đó, các đối tượng này áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu phát sinh tại Việt Nam để tính thuế (phân phối, cung cấp hàng hóa là 1% và dịch vụ là 5%). Đối với hàng hóa mua - bán thông qua các sàn giao dịch điện tử (hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng hóa nhập khẩu) tùy theo loại mà sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc mức thuế suất 5% hoặc 10%. Dự thảo Luật vẫn giữ nguyên quy định trên, nhưng để phù hợp với đặc thù của hàng hóa xuất khẩu được giao dịch qua các sàn thương mại điện tử (Amazon, Alibaba,...), dự thảo giao Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được áp dụng thuế suất 0%, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, hợp đồng đối với một số trường hợp đặc thù.
Đối với chuyển đổi xanh, theo quy định hiện hành, hàng hóa xuất khẩu sẽ không được khấu trừ, không được hoàn thuế GTGT đầu vào. Mục đích của quy định này để góp phần thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế xanh thông qua chính sách không khuyến khích xuất khẩu, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh rất nhiều vướng mắc trong việc xác định tỷ lệ 51%. Do vậy, dự thảo Luật sửa đổi theo hướng: giao Chính phủ quy định cụ thể 2 danh mục tên các sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác và sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản khai thác. Việc sửa đổi này bảo đảm vẫn bám sát chủ trương khuyến khích chuyển đổi xanh của luật hiện hành, nhưng sẽ giải quyết được vướng mắc phát sinh, tạo thuận lợi cho cả cơ quan quản lý và người nộp thuế.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thúy Nga (ghi)
Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử
15:26 | 19/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị
11:06 | 02/12/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện
09:57 | 25/11/2024 Diễn đàn

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế
09:09 | 18/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam
09:07 | 18/11/2024 Diễn đàn

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam
09:01 | 11/11/2024 Diễn đàn

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam
08:57 | 11/11/2024 Diễn đàn

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN
08:49 | 04/11/2024 Diễn đàn

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh
08:48 | 04/11/2024 Diễn đàn

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng
11:25 | 28/10/2024 Diễn đàn

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple
08:51 | 28/10/2024 Diễn đàn

Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội
08:21 | 21/10/2024 Diễn đàn
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics