Sửa Luật Giá: Luật hoá việc phân tích, dự báo giá cả
Giá cả là vấn đề có tính tổng hợp, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của các bộ, ngành. Ảnh: Thu Dịu |
Thể chế còn yếu
Theo Bộ Tài chính, thực tiễn triển khai công tác quản lý, điều hành giá cho thấy vai trò quan trọng của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá cả thị trường. Đây là nghiệp vụ quản lý nhà nước thường xuyên phải được thực hiện với sự chính xác và kịp thời đối với các biến động của thị trường để làm cơ sở cho các cơ quan thường trực giúp việc cho Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá đưa ra các kịch bản điều hành; tham mưu giúp việc cho Chính phủ đưa ra các quyết định điều hành, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Mặc dù được triển khai tương đối hiệu quả, tạo nền tảng thực tiễn tốt cho công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian qua, tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, thể chế đối với nhiệm vụ này còn yếu, chưa có những cơ chế rõ ràng, hành lang pháp lý vững chắc để triển khai sâu rộng từ trung ương đến địa phương.
Đơn cử như nội dung về tổng hợp, phân tích, dự báo, điều hành giá, tại Điều 7 Luật Giá, nội dung này chỉ được nêu ngắn gọn: quản lý nhà nước về giá gồm công tác tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường, nhưng không quy định cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác này. Hiện thể chế pháp lý cho việc xây dựng các báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá cả thị trường đang được quy định rải rác tại một số văn bản dưới Luật mà chưa được đặt tại các văn bản có hiệu lực pháp lý cao như Luật hay Nghị định.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng chỉ ra cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo điều hành giá mới chỉ thực hiện theo Quyết định có tính cá biệt của Thủ tướng Chính phủ về thành lập và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo mà chưa được luật hóa dẫn đến hiệu lực trong công tác phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn có những hạn chế nhất định, các chính sách điều hành giá được Ban chỉ đạo điều hành giá thống nhất thực hiện còn chưa có tính áp dụng bắt buộc cao để đảm bảo các đối tượng liên quan phải thực hiện.
Đáng chú ý, giá cả là vấn đề có tính tổng hợp, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của các bộ, ngành, do vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá có tính bao quát, đầy đủ được đánh giá là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tài chính nhận thấy hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá còn chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong quá trình xây dựng, thu thập thông tin từ các bộ, ngành ngoài Bộ Tài chính.
Nâng cao vai trò pháp lý trong phân tích, dự báo giá
Tại báo cáo đánh giá tác động các chính sách đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi) mà Bộ Tài chính mới công bố để lấy ý kiến, Bộ Tài chính kỳ vọng việc sửa Luật Giá sẽ góp phần nâng cao vai trò pháp lý của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thành - một trong các nhiệm vụ chính của cơ quan quản lý nhà nước về giá bên cạnh các nhiệm vụ điều tiết về giá cụ thể. Qua đó thể hiện rõ chủ trương, định hướng trong việc phát triển cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; từng bước khẳng định vai trò của Nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định, kiểm soát lạm phát chung. Việc sửa các quy định tại Luật Giá cũng sẽ giúp củng cố hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích dự báo giá cả thị trường để tạo cơ sở pháp lý phục vụ cho công tác tham mưu, điều hành của Chính phủ thông qua cơ chế Ban chỉ đạo điều hành giá.
Để đạt được những mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã đề xuất hai giải pháp khác nhau. Giải pháp thứ nhất, bổ sung một số quy định có tính nguyên tắc trong triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo tại nội dung quản lý nhà nước về giá. Trong đó, tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai nhiệm vụ này. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, giải pháp này sẽ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp; không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Mặc dù việc hoàn thiện hơn các nguyên tắc căn bản tại Luật Giá là phương án đơn giản, dễ triển khai khi xây dựng chính sách và được giao thẩm quyền cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết, tuy nhiên hiệu lực pháp lý vẫn chưa thật sự đảm bảo so với tầm quan trọng của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá.
Giải pháp thứ hai, đề xuất bổ sung toàn diện thêm 1 chương tại Luật Giá với nội dung: “Công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá”. Theo đó, chương này sẽ xây dựng nguyên tắc và nội dung của công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá. Cùng với đó là quy định cụ thể trách nhiệm đầu mối của Bộ Tài chính, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ về tổng hợp, phân tích, dự báo giá. Ngoài ra cũng sẽ có những quy định như: phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, dự báo giá; phương pháp xây dựng kịch bản điều hành giá, đề xuất tham mưu; cơ chế chỉ đạo, điều hành giá (trong đó sẽ có quy định về việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và quyền hạn của Ban Chỉ đạo điều hành giá)...
Theo Bộ Tài chính, việc cụ thể hóa các quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo và bổ sung quy định về vị trí pháp lý của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã thể hiện rõ nét nhất quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ chế quản lý nhà nước về giá theo hướng đề cao, coi trọng quản lý vĩ mô, kết hợp với quản lý cụ thể, sử dụng biện pháp điều tiết giá hạn chế trong trường hợp cần thiết. Thông qua công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá, các chính sách điều hành giá vĩ mô và các chính sách điều hành cụ thể được cập nhật nhanh chóng, đầy đủ dữ liệu phục vụ kịp thời cho công tác điều hành của Chính phủ, tăng cường phản ứng chính sách của các cơ quan quản lý trong việc sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết, bình ổn thị trường. Qua đó, phục vụ hiệu quả công tác quản lý điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát trong tổng thể công tác điều hành kinh tế vĩ mô chung theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra.
Việc luật hóa và bổ sung một chương về tổng hợp phân tích, dự báo giá cũng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện của tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Bởi nếu các quy định chi tiết chỉ được đặt tại Nghị định thì vô hình chung sẽ làm giảm vị thế, tầm quan trọng của công tác quản lý, điều tiết vĩ mô của Chính phủ.
Theo Bộ Tài chính, qua đánh giá tác động của từng giải pháp cho thấy, mỗi giải pháp đều có ưu điểm, nhược điểm, có mặt tích cực, tiêu cực nhưng giải pháp đem lại nhiều tác động tích cực và phù hợp với công tác quản lý giá trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là giải pháp hai. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất sẽ xây dựng Luật Giá (sửa đổi) trên cơ sở giải pháp này.
Tin liên quan
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hàng hóa tết được kiểm soát về chất lượng, giá cả
15:21 | 30/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Tài chính triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn
15:51 | 13/12/2024 Tài chính
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
13:48 | 22/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics