Sự bất thường trong tăng trưởng GDP, liệu Việt Nam có đang đi đúng hướng?
Market Intello vừa có Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý II/2017 đưa ra nhiều đánh giá về sự bất thường trong tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay. Báo cáo cũng chỉ ra thách thức của Việt Nam hiện tại là cải thiện mức tăng trưởng kinh tế tiềm năng để phát triển bền vững.
Sự bất thường trong tăng trưởng GDP của Việt Nam
Tăng trưởng của quý 1 đột ngột rơi xuống mức thấp 5,15%, một loạt dấu hỏi đặt ra về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong bối cảnh đà tăng trưởng tưởng dường như đã được lấy lại trong năm 2016.
Và khi tăng trưởng quý 2/2017 tăng tới 6,17% thì dư luận lại tập trung vào việc liệu mức tăng trưởng như vậy có hợp lý hay không, có bền vững hay không.
GDP quý II/2017 tăng 6,17% so với cùng kỳ góp phần giúp tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt mức 5,73%. So sánh tốc độ tăng trưởng cho thấy tăng trưởng quý II cao hơn quý I tới 1,02 điểm phần trăm.
Thông thường GDP của Việt Nam có mức tăng trưởng thấp trong quý I, sau đó tăng tốc dần vào các quý sau. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng quý II năm nay cao hơn tốc độ tăng trưởng quý I tới hơn 1 điểm phần trăm có thể được xem là mức tăng đột biến, bất thường.
Từ năm 2001 trở lại đây chỉ có một lần duy nhất điều này diễn ra vào quý II. Đó là vào năm 2009, khi tăng trưởng quý I/2009 của Việt Nam chỉ đạt 3,14% do khủng khoảng kinh tế -tài chính toàn cầu, và tăng trưởng quý II đã hồi phục trở lại, đạt mức 4,41%. Nếu loại trừ trường hợp đặc biệt năm 2009, giai đoạn 2001 - 2016, mức tăng quý sau hơn quý trước trên 1 điểm phần trăm chỉ diễn ra 6 lần và đều rơi vào quý II, Market Intello cho biết.
(Nguồn: Market Intello). |
Tăng trưởng của GDP 6 tháng đầu năm 2017 có đóng góp quan trọng bởi khu vực dịch vụ. Trong khi khu vực nông nghiệp chỉ đóng góp 0,43 điểm phần trăm, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2 điểm phần trăm thì khu vực dịch vụ đóng góp tới 2,59 điểm phần trăm.
Điều này có được là nhờ khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 6,85% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Nếu so sánh với quá khứ thì mức tăng trưởng này có xu hướng quay trở lại thời kỳ 2006-2008, giai đoạn mà Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong gần 2 thập kỷ vừa qua.
Số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay cho thấy dịch vụ là khu vực có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Từ quý III/2015 trở lại đây khu vực này thể hiện xu hướng tăng khá bền vững, tức dưới 6% lên 6,85% vào quý II/2017. Vì vậy, nếu trong 6 tháng cuối năm dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng như thời gian qua thì triển vọng nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao là hoàn toàn có thể.
Điều này còn hàm nghĩa rằng để đạt được tốc độ cao hơn nữa thì khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực nông nghiệp cần phải lấy lại được đà tăng trưởng. Do phần đóng góp của nông nghiệp hiện nay khá nhỏ nên thực chất điểm mấu chốt quyết định lại nằm ở công nghiệp và xây dựng.
(Nguồn: Market Intello). |
Market Intello cũng chỉ ra tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng kể từ năm 2009 đến nay có dấu hiệu không ổn định, sau vài quý hồi phục thì lại quay trở lại trạng thái suy giảm. Nếu như qui luật này lặp lại thì mức tăng quý I/2017 có thể là điểm thấp nhất trong chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn. Như vậy, khu vực công nghiệp và xây dựng trong các quý tiếp theo có khả năng tăng trưởng ở mức 7-8% như trong 3 năm gần đây.
Bài học tăng trưởng nóng có thuyết phục được nền kinh tế?
Trước việc tăng trưởng kinh tế trong quý 1 chỉ đạt mức tăng 5,1%, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp đạt mức tăng trưởng 6,7% cả năm. Trong đó có Chỉ thị số 24/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực.
Đáng chú ý nhất là giải pháp nâng tỷ trọng tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP lên mức kỷ lục 34-35%. Nếu kế hoạch này được thực hiện thì đây sẽ là tỷ trọng cao nhất kể từ năm 2010. Để đạt được, Chính phủ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hạ lãi suất và xử lý nợ xấu để thúc đẩy tín dụng, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài…
Bên cạnh đó, NHNN đã có một loạt động thái kích thích tăng trưởng tín dụng như thuyết phục được Chính phủ và Quốc Hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu; hạ các mức lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm %, hạ mức trần cho vay ngắn hạn trong một số ngành ưu tiên thêm 0,5 điểm %.
Tuy nhiên, khả năng thúc đẩy khu vực tư nhân mở rộng đầu tư có thể sẽ gặp trở ngại nếu như Chính phủ không thuyết phục được doanh nghiệp và nhà đầu tư rằng, các giải pháp kích thích tăng trưởng tín dụng hiện nay sẽ không dẫn đến lạm phát tăng cao hoặc bất ổn vĩ mô trong tương lai. Kinh nghiệm tăng trưởng nóng nền kinh tế giai đoạn 2006-2008 cho thấy một khi “con hổ” lạm phát đã xổng chuồng thì rất khó có thể nhốt lại mà không khiến cho nền kinh tế phải trả giá.
Thách thức trước giá dầu thô giảm
Nhóm giải pháp đáng chú ý tiếp theo là tăng cường khai thác khoáng sản, đặc biệt là dầu thô. Cụ thể, Chính phủ điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017 để nâng sản lượng khai thác dầu thô trong nước thêm tối thiểu 1 triệu tấn.
Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường khai thác khoáng sản của Chính phủ trong 6 tháng cuối năm sẽ gặp nhiều thách thức trong bối cảnh giá dầu thô trở lại xu hướng suy giảm sau khủng hoảng giữa Qatar và một số nước Ả-Rập.
Kế hoạch hút thêm 1 triệu tấn dầu thô có thể khó khả thi nếu như giá dầu thô duy trì ở thấp, việc hút thêm dầu thô để bán có thể dẫn đến thua lỗ cho đơn vị khai thác. Trong một báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây, chi phí khai thác một thùng dầu của Việt Nam khoảng 30-70 USD. Còn theo một báo cáo khác của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), điểm hoàn vốn sản xuất dầu của Tập đoàn Dầu khí (PVN) khoảng 50 USD/thùng. Rõ ràng việc giá dầu thô giảm xuống dưới 50USD/thùng như hiện nay là một thách thức cho Chính phủ trong việc theo đuổi kế hoạch này.
Thách thức khi cơ hội xuất khẩu chỉ dành cho khu vực FDI
Trong bối cảnh sức cầu trong nước vẫn yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu được xem là “lối ra” cho nền kinh tế Việt Nam duy trì đà tăng trưởng cao trong năm nay.
Nếu nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu hồi phục, từ Mỹ đến châu Âu và Trung Quốc, thì đây là cơ hội tốt để Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, có vẻ như chỉ có khu vực FDI là tận dụng được cơ hội này. Trong khi mức tăng chung của xuất khẩu cả nước 6 tháng đầu năm đạt 18,9% thì tốc độ tăng của khu vực doanh nghiệp FDI là 21%. Do khó khăn trong việc mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có thể đẩy mạnh được đầu tư trong 6 tháng cuối năm như Chính phủ mong muốn.
Market Intello đúc kết, những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn của Chính phủ đề ra về cơ bản trông vào chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, khả năng nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,7% như theo kế hoạch cũng như duy trì mức tăng cao trong dài hạn thì vẫn là một câu hỏi mở.
Điều này phụ thuộc nhiều vào việc liệu Việt Nam có thể cải thiện được mức tăng trưởng kinh tế tiềm năng hiện nay hay không, vì đây mới là nhân tố chính quyết định của nền kinh tế và bền vững trong tương lai.
(Nguồn: Market Intello). |
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK