Siêu thị tăng lượng hàng phục vụ Tết dù lo ngại thị trường ảm đạm
Doanh nghiệp vào mùa sản xuất hàng Tết | |
TP Hồ Chí Minh đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ tết Nhâm Dần 2022 | |
Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 |
Tăng dự trữ hàng hóa
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2021 ước tính đạt hơn 397 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, chỉ số này đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy rằng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn giảm nhưng vẫn là con số đáng ghi nhận sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo các chuyên gia, sự phục hồi của của nền kinh tế sau đại dịch sẽ giúp các yếu tố vĩ mô trở nên tích cực hơn, bao gồm cả mức thu nhập của người tiêu dùng.
Ngoài ra, vụ mua sắm cuối năm, nhất là dịp tết Nguyên đán 2022 đã tới rất gần, cũng sẽ là cơ hội và động lực để các doanh nghiệp bán lẻ “tăng tốc” sản xuất và kinh doanh. Vì thế, các doanh nghiệp bán lẻ đều đã lên kế hoạch và chương trình kinh doanh phục vụ tết Nguyên đán 2022, với lượng hàng hóa dự trữ cao hơn năm trước.
Hapro có 13 nhóm mặt hàng đăng ký theo chương trình Bình ổn thị trường. Ảnh: Hapro |
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã sớm xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Noel, tết Dương lịch và tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách đồng bộ để góp phần tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa bên cạnh việc thúc đẩy phát triển mảng kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.
Theo đó, để chuẩn bị nguồn hàng hóa, dịch vụ, đại diện Hapro cho biết các đơn vị trực thuộc và công ty thành viên đã chuẩn bị tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội. Hapro xác định cao điểm bán hàng Tết trong hệ thống bán lẻ của Tổng công ty sẽ từ cuối tháng 12/2021 đến cuối tháng 1/2022.
Cũng theo đại diện Hapro, Tổng công ty đã chủ động về vốn, chuẩn bị nhiều mặt hàng tham gia bình ổn thị trường với tiêu chí giá bán không được điều chỉnh tăng quá 5% khi thị trường có biến động.
Cũng nói về chuẩn bị hàng Tết, bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ VinMart/VinMart+ cho biết, hệ thống này đã tăng 40-50% lượng hàng hóa, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết. Để đảm bảo cung ứng đầy đủ và đa dạng hàng hóa, WinCommerce (công ty sở hữu hệ thống siêu thị VinMart/VinMart+) đã làm việc với các nhà cung ứng lớn ngay từ tháng 9 để chốt sản lượng cho các mặt hàng chủ lực.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị cũng cho biết đã chuẩn bị lượng hàng hóa dự trữ cao hơn năm trước, giúp đảm bảo nguồn cung cho những mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, nhiều hệ thống siêu thị còn cung cấp thêm hàng đặc sản vùng miền, mặt hàng làm quà tặng, hàng nhập khẩu và đặc sản Tết để đa dạng hoá nhu cầu của người tiêu dùng…
Doanh thu dự kiến đi ngang
Mặc dù khá “tưng bừng” chuẩn bị hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp đều nhìn nhận, khó khăn do dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho hay, ảnh hưởng của đại dịch khiến thu nhập của nhiều người dân bị giảm sút, vì vậy dự kiến sức mua trong các tháng cuối năm nay sẽ không tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Về phía doanh nghiệp, WinCommerce cũng dự báo sức mua tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Hơn nữa, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ khiến khách hàng thắt chặt chi tiêu, nên người tiêu dùng sẽ có xu hướng chỉ tập trung vào các mặt hàng cơ bản phục vụ cho việc đón Tết.
Tương tự, đại diện Hapro đánh giá, năm 2022, sức mua và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ còn bị ảnh hưởng bởi những khó khăn do đại dịch Covid-19 mang lại, nên Tổng công ty đặt chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng Tết năm 2022 dự kiến tương đương kết quả thực hiện vào Tết năm 2021.
Trước đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ tết Nhâm Dần 2022 trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng – tương đương kế hoạch phục vụ Tết năm 2021.
Trước những dự báo khá “ảm đạm” về vụ kinh doanh tết Nguyên đán 2022 nên các doanh nghiệp bán lẻ bên cạnh chuẩn bị mặt hàng còn phải lên các phương án, chương trình khuyến mãi, ưu đãi để vừa kích cầu tiêu dùng vừa tăng khả năng cạnh tranh.
Đơn cử, đại diện Hapro cho biết, nhằm kích cầu sức mua của người tiêu dùng nhân dịp Tết, Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng kèm sản phẩm, chính sách giao hàng tại nhà… Bên cạnh hình thức mua bán trực tiếp tại điểm bán, chuỗi cửa hàng Haprofood/BRGMart, Hapromart và hệ thống siêu thị BRGMart còn tập trung đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến qua ứng dụng BRG Shopping, mạng xã hội, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Tin liên quan
Doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán hàng Tết
10:00 | 13/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết
13:14 | 29/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics