Sandbox chưa thông, doanh nghiệp bị cản trở
Thiếu Sandbox sẽ cản trở sáng tạo, đầu tư và gây thất thu quốc gia | |
Doanh nghiệp lo nguy cơ bất bình đẳng khi ứng dụng “sandbox” |
Thiếu Sandbox sẽ khiến DN khó hoạt động tại các lĩnh vực kinh doanh mới. Ảnh: ST. |
Cản trở sáng tạo, đầu tư
Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ, cần thiết phải có một khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) cho thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới khi chưa có các quy định chính thức. Các DN mong muốn cơ chế về Sandbox được thông qua sẽ mở đường cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian qua, việc chưa có cơ chế thử nghiệm sandbox đã làm hạn chế những ưu điểm do công nghệ mới mang lại. Ví dụ điển hình nhất thời gian vừa qua là quy định về gắn mào để quản lý xe taxi công nghệ. Nếu quy định không được điều chỉnh phù hợp thì sẽ làm mất đi lợi ích mà công nghệ số mang lại, đó là cho phép chia sẻ tài nguyên.
Tại Việt Nam, 3 lĩnh vực đầu tiên đã chứng kiến sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh này gồm: Vận tải (bao gồm cả giao nhận phục vụ thương mại điện tử), dịch vụ lưu trú và dịch vụ tài chính (fintech). Trong đó, với 2 nhóm đầu tiên – các DN trong nước như FastGo, be Group, Luxstay, VnTrip và các DN nước ngoài như Grab, Airbnb, Agoda, Booking.com, Traveloka... đã tiến hành kinh doanh ở Việt Nam kể cả khi Bộ Giao thông vận tải hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa điều chỉnh các quy định hiện hành để có hành lang pháp lý chính thức. Hoặc cách thức phổ biến khác là DN xây dựng đề án thí điểm và cơ quan quản lý đồng ý thực thi có thời hạn. Bên cạnh đó, nhiều DN buộc phải đăng ký pháp nhân ở nước ngoài nhưng đội ngũ sáng lập, đội ngũ kỹ thuật phát triển sản phẩm và đội ngũ kinh doanh tức là toàn bộ nhân sự ở Việt Nam, sản phẩm phục vụ thị trường Việt Nam.
Rõ ràng, với những cách thức như trên, rủi ro và khó khăn với các DN là rất dễ gặp phải khi không có Sandbox là rủi ro hồi tố, tạo ra các thị trường phi chính thức... Ngoài ra, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT Nextech cho rằng, thiếu Sandbox sẽ cản trở sáng tạo, đầu tư; lãng phí xã hội khi thiếu những cơ chế cụ thể giúp các hoạt động được triển khai nhanh chóng, thuận tiện hơn thông qua các mô hình điện tử; gây thất thu cho quốc gia bởi không có cơ chế thí điểm tạo điều kiện cho các DN Việt Nam, thì các DN sẽ tìm đến các kênh khác như thanh toán chui, thanh toán lậu... dẫn đến thất thu trong nước.
Cũng về vấn đề này, ông Bùi Việt Dũng, Tổng giám đốc Financial Deep Mind chia sẻ, một khách hàng của DN mong muốn cung cấp tiện ích cho người sử dụng để thanh toán hoá đơn dịch vụ như tiền điện, tiền nước, viễn thông, mà không thực hiện được vì tài khoản là “chuyên biệt” và các cơ quan quản lý đều bối rối không biết có làm được hay không.
Thử nghiệm dưới sự giám sát
Điểm đáng mừng là hiện các cơ quan chức năng đã quan tâm và “cởi mở” hơn về vấn đề Sandbox cho các DN. Doanh nghiệp mong muốn cơ chế này cần sớm được ban hành và triển khai, có thể được thử nghiệm trong không gian và thời gian giới hạn dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở và sáng tạo. Cụ thể, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay của các fintech là cho phép định danh điện tử (eKYC) và mở ví điện tử không cần tài khoản ngân hàng. Quy định hiện hành vẫn yêu cầu khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để mở tài khoản (KYC), muốn mở ví phải có tài khoản ngân hàng. Điều này khiến không chỉ fintech, mà ngay cả các ngân hàng cũng rất khó khăn trong việc mở rộng hoạt động, tìm kiếm khách hàng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Xuân Việt Bình, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca cho hay, Moca đề xuất cơ chế Sandbox sẽ có các quy định phân biệt giữa cách làm mới và ý tưởng hoàn toàn mới. Theo đó, đối với những cách làm mới khi thực thi các yêu cầu sẵn có, như eKYC, Sandbox sẽ chỉ tập trung đánh giá kiểm chứng về hiệu quả, độ tin cậy của phương pháp. Thời gian thử nghiệm có thể ngắn và có thể cho phép áp dụng ngay sau thời gian thử nghiệm. Còn đối với những ý tưởng hoàn toàn mới như cho vay ngang hàng thì thời gian thử nghiệm cần dài hơn. Phương pháp và thời gian quản lý cũng cần cân bằng giữa quản lý và hiệu quả kinh tế để đảm bảo DN có thể đầu tư nguồn lực với tầm nhìn dài hạn, hơn là lợi dụng cơ chế Sandbox để khai thác lợi nhuận trong ngắn hạn.
Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai Sandbox đòi hỏi cơ quan quản lý phải vượt qua chức năng thực thi pháp luật thông thường và có sự chủ động nhất định trong việc tiến hành các biện pháp quản lý cụ thể. Một hành lang pháp lý rõ ràng là điều kiện cần thiết để đảm bảo Sandbox thực sự là những không gian pháp lý thân thiện cho các ứng dụng công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời là giải pháp cho các cơ quan nhà nước đảm bảo pháp luật thích ứng được với vấn đề mới nảy sinh từ công nghệ.
Tin liên quan
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
15:58 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
10:36 | 13/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank: Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
23:21 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
16:41 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng
15:05 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nhân viên Bưu điện lĩnh án tù vì giúp sức vận chuyển thuốc lá lậu
VietinBank: Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
Nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở?
Trình Quốc hội xem xét đầu tư đường sắt tốc độ cao trị giá hơn 67 tỷ USD
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Chưa tăng lương khu vực công
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan