Facebook Twitter youtube Tiktok

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Tại chương trình Café Doanh nhân HUBA lần thứ 82 với chủ đề “Kinh tế thế giới và Việt Nam 2025 – 2026 trong bối cảnh thuế quan mới của Mỹ” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng trao đổi về tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ và đề xuất giải pháp ứng phó cho doanh nghiệp Việt.
Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia chia sẻ về những tác động của chính sách thuế quan của Mỹ.

Thách thức toàn cầu – Cơ hội chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho biết, tăng trưởng toàn cầu được Liên hợp quốc dự báo chững lại ở mức 2,8% trong năm 2025 – ngang với năm trước – chủ yếu do suy giảm từ các đầu tàu kinh tế như Mỹ, Trung Quốc.

Trong khi đó, lạm phát giảm nhẹ xuống mức 4% mở ra dư địa cho các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, rủi ro địa chính trị, chiến tranh thương mại và biến đổi khí hậu vẫn là những ẩn số lớn với kinh tế toàn cầu.

Đối với Việt Nam, bức tranh kinh tế vẫn hiện lên nhiều gam sáng. Ngân hàng thế giới dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng 6,8% năm 2025 và 6,5% năm 2026. Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5–7%, hướng đến 7–7,5%, với thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.900 USD. Lạm phát được kiểm soát tốt trong ngưỡng 4–4,5%, tạo nền tảng ổn định cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Điểm nhấn tích cực còn đến từ dòng vốn FDI tiếp tục tăng, cùng sự thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư công, cải thiện hạ tầng và môi trường kinh doanh.

Việt Nam cũng đã nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Singapore… mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ, mở rộng thương mại và đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao.

Quan trọng hơn, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc đang mang lại cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp Việt. Trong bối cảnh này, những cải cách thể chế từ đất đai, bất động sản đến cơ chế đặc thù… sẽ là cú hích giúp nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp chuyển mình mạnh mẽ.

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ
Các diễn giả thảo luận về chính sách thuế quan của Mỹ và các giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để biến nguy thành cơ?

Song bên cạnh những điểm sáng, thuận lợi, chính sách thuế quan mới của Mỹ đang đặt ra rào cản, khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Phùng Quốc Mẫn, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, HAWA đã khảo sát ý kiến từ 50 doanh nghiệp xuất khẩu thuộc hiệp hội, cho thấy có tới 52% doanh nghiệp có thị trường chủ lực là Hoa Kỳ, chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, việc áp thuế của Mỹ thực sự là một cú sốc rất lớn đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là phép thử chiến lược cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu biết tận dụng, đây sẽ là cơ hội để bứt tốc: mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc và gia tăng sức chống chịu nội tại. Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng tìm kiếm nguồn cung thay thế của các nền kinh tế lớn. Đây là thời điểm vàng để đẩy mạnh nội địa hóa sản xuất, nâng cao tiêu chuẩn ESG và chất lượng hàng hóa, từ đó tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh cho biết, kể từ khi có thông báo tạm hoãn 90 ngày, các doanh nghiệp ngành dệt may đang chạy đua để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ trước ngày 1/7/2025, tức là trước khi thời hạn tạm hoãn kết thúc.

Hiện nay, sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đang chịu mức thuế tổng cộng khoảng 26%. So với mức thuế của một số đối thủ như Ấn Độ, Mexico hiện tại chỉ khoảng 25%, mức thuế của chúng ta vẫn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, nếu sau ngày 1/7/2025, mức thuế đối ứng có thể tăng thêm hơn 10% thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu, thậm chí không thể bán hàng được do cạnh tranh với các nước như Mexico, Ấn Độ hay Bangladesh. Hơn nữa, việc Mỹ tạm hoãn áp thuế lần này cho thấy quyết định được đưa ra nhằm rà soát kỹ lưỡng hơn trong việc đánh giá tính minh bạch về nguồn gốc nguyên liệu.

Vì vậy, ngành dệt may cần thiết phải điều chỉnh lại chuỗi cung ứng, từ khâu đầu vào đến đầu ra, để tránh phụ thuộc vào những thị trường có nguy cơ rủi ro cao. Một trong những chiến lược trọng tâm là đẩy mạnh nội địa hóa – từ mức khoảng 20–30% hiện nay lên ít nhất 60% trong thời gian tới, bao gồm cả việc phát triển vùng nguyên liệu trong nước. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng và phát triển mạnh thương hiệu dệt may Việt Nam, để chủ động hơn và giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ về xuất xứ nguyên liệu là yêu cầu bắt buộc. Chúng tôi đặt ra mục tiêu phải thực hiện bằng được tiêu chuẩn về xuất xứ, tránh để tình trạng doanh nghiệp trong nước bị động hoặc trở thành điểm trung chuyển cho các nguồn nguyên liệu không minh bạch, như một số ý kiến đã từng cảnh báo. Nếu không làm tốt, hệ lụy sẽ rất lớn đối với toàn ngành, ông Phan Văn Việt nhấn mạnh.

Thu Dịu

Tin liên quan

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Cám gạo và cám gạo chiết ly nằm trong 4 mặt hàng nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC). Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi XK, các DN cần bảo rằng sản phẩm XK sang Trung Quốc không chứa sinh vật gây hại và các thành phần biến đổi gen…
Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tại Hội nghị đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp năm 2025 (ngày 9/5/2025), đại diện Chi cục Hải quan khu vực IV đưa một số lưu ý với doanh nghiệp về thủ tục hải quan, trong đó có các nội dung liên quan đến lĩnh vực gia công, chế xuất, sản xuất xuất khẩu (SXXK). Đây là những loại hình phổ biến trên địa bàn quản lý của đơn vị.
Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Với số thuế TNDN nộp trong tháng 4 của Công ty Toyota Việt Nam và Công ty TNHH Honda Việt Nam tăng 58% đã giúp số thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong 4 tháng ước đạt 7.220 tỷ đồng, bằng 47,2% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ.
Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Để đáp ứng các mục tiêu an toàn cũng như điều kiện về kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu, ngay từ đầu tháng 4, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để tiến hành hoàn tất hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các cơ sở xử lý vải tươi (gồm 3 cơ sở xử lý chiếu xạ, 3 cơ sở xử lý xông hơi khử trùng) xuất khẩu.
Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đang ghi nhận sự đột phá trong xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam.
Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy, những tháng đầu năm 2025, xuất khẩu (XK) sầu riêng sang Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra.
Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Dù sản lượng cao su xuất khẩu giảm nhưng giá trị kim ngạch của ngành vẫn tăng mạnh nhờ giá bán tăng gần 31%. Trung Quốc và các thị trường châu Á tiếp tục chiếm lĩnh phần lớn giá trị xuất khẩu, cho thấy vai trò then chốt của khu vực này trong chiến lược tiêu thụ cao su Việt Nam.
Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực là hàng loạt thách thức về chất lượng, chi phí đầu vào và sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ lực.
Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Mỹ tiếp tục là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hóa quan trọng của Việt Nam.
Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Từ vụ thu hoạch ảm đạm trong nước đến triển vọng 9,8 tỷ USD toàn cầu, ngành hồ tiêu Việt Nam đang hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu tăng cao, song vẫn bị níu chân bởi bài toán sản lượng trong nước ngày càng eo hẹp.
TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng

TP.HCM: Thu từ xuất nhập khẩu ước đạt 41.215 tỷ đồng

Số thu ngân sách nhà nước của TP. HCM trong 4 tháng đầu năm 2025 tăng chủ yếu nhờ nguồn thu từ khu vực ngoài nhà nước và xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1

Tác động từ chính sách thuế đối ứng khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi Trung Quốc bứt tốc dẫn đầu nhờ nhu cầu cao ở phân khúc cao cấp.
Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng

Đồng Nai xuất khẩu đạt gần 8,38 tỷ USD trong 4 tháng

Theo thông tin từ Chi cục Thống kê Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt gần 8,38 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, Việt Nam – dù sở hữu trữ lượng than nội địa đáng kể - vẫn phải chi hàng tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu than, chủ yếu phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện hiện đại.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Cám gạo và cám gạo chiết ly nằm trong 4 mặt hàng nông sản vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).
Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia vừa tổ chức thành công lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác hải quan”
Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Chi cục Hải quan khu vực VI đề xuất tỉnh Lạng Sơn sửa trường dữ liệu trên Nền tảng cửa khẩu số để đồng nhất với thông tin khai hải quan.
Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Từ đầu tháng 4, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã chủ động làm việc với cơ quan kiểm dịch thực vật các nước để tiến hành hoàn tất hồ sơ, kiểm tra thực tế đối với các cơ sở xử lý vải tươi...
Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có số lượng hồ sơ hoàn thuế TNCN tự động lớn nhất.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Số lượng chi cục hải quan ở các địa phương được giữ nguyên 20 Chi cục và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, thành Hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động