Rào cản bủa vây, SMEs Việt Nam chần chừ lên sàn thương mại điện tử
Từ bước lùi của Tiki - cơ hội nào cho sàn thương mại điện tử Việt Nam? Cần 30 năm mới đủ nhân lực cho thương mại điện tử? Giao sàn thương mại điện tử truy xuất hàng hoá: Vượt vai trò, tăng gánh nặng |
![]() |
Theo VECOM, 41% doanh nghiệp SMEs cho biết chi phí vận hành logistics và thanh toán xuyên biên giới vẫn là gánh nặng. |
Rào cản bủa vây SMEs Việt Nam
Research and Markets dự báo, quy mô thị trường TMĐT B2B toàn cầu dự kiến đạt hơn 20.900 tỷ USD vào năm 2027.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho rằng: Hiện nay, không ít doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SMEs vẫn tỏ ra chần chừ, dè dặt với việc lên sàn TMĐT.
Theo ông Dũng, nguyên nhân chủ yếu đến từ thiếu kỹ năng vận hành TMĐT, hạn chế trong tiếp cận công nghệ, hạ tầng thanh toán trực tuyến chưa đồng bộ và chưa có chiến lược bán hàng bài bản.
Khảo sát nội bộ của VECOM trong năm 2024 cho thấy, 61% doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam cho biết thiếu nhân lực có kỹ năng TMĐT là rào cản lớn nhất.
Trong khi đó, 45% doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn trong thiết lập gian hàng và tạo nội dung phù hợp cho thị trường quốc tế.
41% doanh nghiệp SMEs cho biết chi phí vận hành logistics và thanh toán xuyên biên giới vẫn là gánh nặng.
38% doanh nghiệp SMEs lo ngại về an toàn dữ liệu và lừa đảo thương mại khi tham gia sàn quốc tế.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech Group nhận định: Tình trạng nhiều doanh nghiệp “ngó lơ” TMĐT B2B không hẳn do không biết, mà vì thiếu hệ sinh thái hỗ trợ từ chính quyền địa phương, từ hạ tầng công nghệ đến chính sách tài chính cho chuyển đổi số.
“Doanh nghiệp mặc dù đã hiểu vai trò, thấy được lợi thế của TMĐT nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Họ cần sự đồng hành từ nền tảng công nghệ nhưng quan trọng hơn cả là cần một lộ trình rõ ràng để chuyển đổi số, đặc biệt là giải pháp chuyên biệt đối với doanh nghiệp lần đầu bước vào thị trường TMĐT toàn cầu hoặc đang trong quá trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Ngọc Dũng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện nay chỉ có 15/63 tỉnh, thành có trung tâm xúc tiến thương mại đủ năng lực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hoặc TMĐT xuyên biên giới.
Tại các địa phương vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp còn gặp thêm rào cản về ngôn ngữ, thiếu nguồn dịch vụ hỗ trợ, hạ tầng internet yếu, khiến việc lên sàn TMĐT toàn cầu gần như bất khả thi.
![]() |
So sánh tỷ lệ SMEs Việt Nam tham gia TMĐT B2B và mức tăng trưởng xuất khẩu qua TMĐT của các quốc gia ASEAN. Nguồn: ASEAN Digital Integration index 2021-2024 |
Mở lối cho SMEs Việt Nam bước vào sân chơi TMĐT toàn cầu
Theo ông Steven Selikoff, chuyên gia phát triển sản phẩm và chuỗi cung ứng người Mỹ, muốn tiếp cận những thị trường quốc tế đòi hỏi cao như Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt lưu ý đến tốc độ phản hồi, sự minh bạch thông tin và mức độ sẵn sàng của sản phẩm.
Ông Steven Selikoff cho rằng, cần khuyến khích doanh nghiệp phát huy các lợi thế sẵn có như tay nghề thủ công, tinh thần phục vụ tận tâm và uy tín trên thị trường. Đây chính là nền tảng giúp hàng Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên sân chơi toàn cầu nếu biết tận dụng công cụ và nền tảng TMĐT một cách hiệu quả.
Kỳ vọng kiến tạo một lộ trình vững chắc cho SMEs Việt Nam, mới đây, Alibaba.com đã vận hành một giải pháp chuyên biệt - gói đảm bảo hiệu suất dành cho doanh nghiệp lần đầu bước vào thị trường TMĐT.
Gói hỗ trợ này không chỉ cung cấp một công cụ mà đang kiến tạo một lộ trình vững chắc; trang bị cho các doanh nghiệp khả năng vượt lên trên mọi biến động của thị trường toàn cầu.
Nghĩa là gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp thiết lập gian hàng chuyên nghiệp, tối ưu hóa hiển thị sản phẩm, gia tăng cơ hội kết nối với người mua quốc tế và cải thiện khả năng chuyển đổi từ lượt truy cập thành đơn hàng thực tế.
Đặc biệt, hệ thống AI tích hợp sẽ giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu sản phẩm, thời gian đăng tải, tần suất hoạt động để phân loại và ưu tiên đơn hàng có giá trị cao, sàng lọc các đơn hàng spam hoặc phản hồi chậm.
Ông Young Liu, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam cho biết, ghi nhận tại thị trường Trung Quốc, gói đảm bảo hiệu suất của Alibaba đã giúp các thương nhân tăng 41% cơ hội bán hàng so với mô hình TMĐT truyền thống.
Trong vòng 60 ngày đầu tiên sử dụng, 70% người bán tiếp cận được ít nhất 50 cơ hội kinh doanh chất lượng, nghĩa là có những đơn hàng có tương tác thực tế, giao dịch rõ ràng, không phải quảng cáo hay ảo đơn.
“Đây là giải pháp thiết thực đối với nhóm SMEs Việt Nam. Giải pháp có thể giúp các SMEs Việt Nam nhanh chóng thích nghi, từng bước tiếp cận và xây dựng vị thế bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM đánh giá.
Khảo sát nội bộ của VECOM trong năm 2024 cho thấy, 61% doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam cho biết, thiếu nhân lực có kỹ năng TMĐT là rào cản lớn nhất. Trong khi đó, 45% doanh nghiệp SMEs gặp khó khăn trong thiết lập gian hàng và tạo nội dung phù hợp cho thị trường quốc tế. 41% doanh nghiệp SMEs cho biết chi phí vận hành logistics và thanh toán xuyên biên giới vẫn là gánh nặng. 38% doanh nghiệp SMEs lo ngại về an toàn dữ liệu và lừa đảo thương mại khi tham gia sàn quốc tế. |
Tin liên quan

Thương mại điện tử mở rộng thị trường tiêu thụ cho đặc sản Thái Nguyên
14:48 | 15/07/2025 Thương mại điện tử

Truy quét hàng giả trên sàn thương mại điện tử: Luật hóa và áp dụng công nghệ
09:51 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới
16:36 | 13/07/2025 Thương mại điện tử

Bán hàng online vẫn phải tự xuất hóa đơn đúng thời điểm và đúng giá trị giao dịch
15:15 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử: Kỳ vọng lập lại trật tự kinh doanh trên nền tảng số
09:13 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Hơn 752.000 cá nhân, hộ kinh doanh thương mại điện tử nộp thuế 1,5 nghìn tỷ đồng
08:00 | 14/07/2025 Thương mại điện tử

Hàng Việt lên sàn: Cần kết nối, cần chuẩn hóa
11:36 | 11/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử Đông Nam Á giảm tốc để bứt phá
16:57 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Khởi động khóa đào tạo thương mại điện tử cho người khuyết tật
16:23 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Thương mại điện tử đóng góp khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số Việt Nam
08:00 | 10/07/2025 Thương mại điện tử

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số
17:05 | 09/07/2025 Thương mại điện tử

Mở đường xuất khẩu nhân lực thương mại điện tử ra quốc tế
17:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

ShopeeFood dẫn đầu thị phần giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
15:45 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic
14:00 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử
13:16 | 08/07/2025 Thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10
19:00 | 07/07/2025 Thương mại điện tử
Tin mới

Nông sản Việt “mắc kẹt” ở châu Âu vì chưa được cấp chứng thư xuất khẩu

Việt Nam trong kỷ nguyên mới – An ninh mạng là trọng tâm kiến tạo niềm tin số

Nguồn cung bất động sản tăng vọt trong quý 2

Tập đoàn CEO đặt dấu ấn chiến lược tại Hải Phòng

Nâng cấp hệ thống thông tin áp dụng chính sách và quy định mới

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan
16:09 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025
13:30 | 14/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics