Quy hoạch năng lượng quốc gia không thể “vắng bóng” điện hạt nhân?
So với các dạng năng lượng truyền thống, điện hạt nhân là nguồn công suất điện lớn, ổn định, có hệ số khả dụng cao và không phát thải khí nhà kính. Ảnh: ST. |
Không thể vắng điện hạt nhân
Trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đánh giá tổng quan về phát triển năng lượng, dự báo phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu năng lượng, TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho hay, hiện trạng than và sản phẩm dầu có tỷ trọng cao trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp.
Tỷ lệ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây do sản lượng xuất khẩu giảm mạnh và nhập khẩu than tăng mạnh. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo trong phát điện có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian gần đây do chính sách hỗ trợ; phát thải khí nhà kính trong hoạt động năng lượng đang tăng đánh kể.
Đối với tiêu thụ năng lượng cuối cùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các dạng nhiên liệu khác sang điện. Công nghiệp và giao thông vận tải là 2 ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ hàng đầu. Liên kết hạ tầng năng lượng đã có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, việc phát triển đồng bộ hạ tầng liên kết các phân ngành năng lượng còn hạn chế.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm xấp xỉ 7% giai đoạn 2021-2030, giảm xuống xấp xỉ 6% giai đoạn 2031-2040 và xấp xỉ 5% giai đoạn 2041-2050. Trên cơ sở đó, dự báo được đưa ra trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng là tốc độ tăng nhu cầu năng lượng cuối cùng tăng trung bình 6,6% hàng năm giai đoạn 2021-2030 và giảm xuống 3,3% giai đoạn 2031-2050.
Quy hoạch xây dựng phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng cho 4 phân ngành chính gồm: Phân ngành than, phân ngành dầu khí, phân ngành điện lực và phân ngành năng lượng tái tạo.
Theo ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam, hiện nay nội dung quy hoạch mới đề cập chủ yếu tới những thông số đầu vào, các chương sau còn rất nhiều vấn đề.
Đáng chú ý, ông Hòa nhấn mạnh, trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng nên đặt ra vấn đề quay lại phát triển điện hạt nhân. Điện hạt nhân so với các loại điện khác vẫn là an toàn cao.
“Vừa rồi tôi rất tiếc chúng ta phải dừng điện hạt nhân khi đã đầu tư công phu vào đó hàng nghìn tỷ đồng. Tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, nhiều nhà khoa học cũng đã đề cập phải quay trở lại điện hạt nhân mà trong quy hoạch này không thấy nói đến vấn đề đó”, ông Hòa nói.
Nêu rõ trách nhiệm Chính phủ, tập đoàn
Ông Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng có mối quan hệ căn bản cần giải quyết là Nhà nước và thị trường.
Xem quy hoạch thì thấy Nhà nước làm cả, chưa thấy yếu tố thị trường. Hàm lượng kinh tế thị trường trong quy hoạch chưa cao. Do đó mối quan hệ căn bản này chưa được giải quyết triệt để, cần chỉ rõ ra, Nhà nước làm được đến đoạn nào rồi dừng lại nhường chỗ cho yếu tố thị trường triển khai tiếp thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, dự báo kịch bản có nói đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn dài. Kịch bản quá lạc quan là kinh tế Việt Nam ổn định. Với tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế, áp lực từ bên ngoài, kịch bản năng lượng cần bám chặt hơn chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
“Ngoài ra, trong quy hoạch cơ cấu về năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo không rõ. Đến năm 2030 năng lượng tái tạo là bao nhiêu, đoạn lập luận cần nói rõ ra. Về góc độ thương mại, giá năng lượng rơi vào đoạn nào cũng cần làm rõ hơn? Hiện nay, giá điện còn cãi nhau om sòm, kinh tế thị trường mà không biết được giá thì làm sao nói đến tính khả thi của dự án được”, ông Lạng nhấn mạnh.
Xoáy thêm vào nội dung năng lượng tái tạo, ông Trần Xuân Hòa phân tích, báo cáo đưa ra vấn đề 2 năm qua năng lượng tái tạo phát triển rất nhanh nhưng lại chưa đưa ra cơ sở để dân hiểu là thời gian tới tại sao vẫn phát triển điện than, điện dầu… mà chỉ phát triển năng lượng tái tạo ở chừng mực nhất định.
“2 năm trước đưa ra mức giá cho điện mặt trời là 9,35 UScents, gầy đây đưa ra mức giá thấp hơn. Hiện nay, xu hướng giá đang giảm mạnh xuống, ví dụ khi giá điện mặt trời còn 6 UScents hoặc 5 Uscents thì tại sao không phát triển mạnh năng lượng tái tạo so với các loại năng lượng khác? Bộ Công Thương cần có thêm lập luận ở góc này”, ông Hòa nói.
Ngoài ra, ông Trần Xuân Hòa cũng đề cập tới góc độ, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đề cập cụ thể tới 4 phân ngành năng lượng mà chưa thấy nói tới phần liên kết các phân ngành, trong khi đây là phần rất quan trọng.
5 năm nay, cả 3 tập đoàn năng lượng không khởi công được dự án nào. Trong 8 chương còn lại của quy hoạch, sự liên kết các phân ngành năng lượng, trách nhiệm của Chính phủ, địa phương đến đâu phải rất rõ.
“Các anh không dám đề ra trách nhiệm của Chính phủ, bộ ngành, các tập đoàn đến đâu… Tôi nghĩ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện chưa có cơ chế thị trường, giá do Bộ Tài chính phê duyệt. Thị trường thì thị trường hẳn đi, còn Nhà nước khống chế thì quy định rõ”, ông Hòa nói.
Vị này phân tích thêm, hiện nay các doanh nghiệp không dám đầu tư. Khi than đắt thì hùa vào yêu cầu TKV cung cấp, đến nay than rẻ thì để ứ thừa. Đầu tư mỏ than hàng chục năm, hiện nay với TKV hầm lò tăng trưởng nhanh chứ khai thác lộ thiên hết rồi.
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) “chắp bút” dự kiến gồm 14 chương. Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 5 chương đầu tiên của quy hoạch. Theo tiến độ xây dựng trong tháng 9/2020, chương 6-11 của quy hoạch sẽ được hoàn thành bao gồm: Phương án phát triển tổng thể năng lượng; phương án quy hoạch phát triển phân ngành than; phương án phát triển quy hoạch phân ngành dầu khí; phương án phát triển năng lượng mới và tái tạo; phương án quy hoạch phát triển điện lực; nhu cầu vốn đầu tư. Trong tháng 10/2020, 3 chương cuối từ 12-14 của quy hoạch sẽ được hoàn thành gồm: Cơ chế bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; giải pháp và tổ chức thực hiện; kết luận và kiến nghị; nộp đề án quy hoạch cho Bộ Công Thương. |
Tin liên quan
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cần rà soát, hoàn thiện cơ chế ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo
09:26 | 22/10/2024 Kinh tế
Gắn phát triển hạ tầng với chuyển dịch năng lượng: Hướng đi bền vững
16:10 | 17/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng thẩm định giá
VietinBank triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
Từ 25/11: Bắt đầu Tuần lễ thương mại điện tử với nhiều hoạt động
Tạo sự chuyển biến trong chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ (CV5971)
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics