Quốc hội "điểm danh" đầy rẫy hạn chế của các quỹ tài chính nhà nước
“Quy hoạch” lại các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách |
Theo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ, nghiên cứu rà soát, sáp nhập các quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ. |
Thu nhiều chi quá ít
Một trong những tồn tại điển hình được Đoàn giám sát đề cập tới là câu chuyện thu tiền nhiều mà chi ít của các quỹ.
Điển hình là trường hợp của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.
Qua giám sát cho thấy, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước có nguồn thu chủ yếu từ đóng góp của các doanh nghiệp và người lao động. Quỹ có chức năng phát triển và mở rộng thì trường lao động ngoài nước và nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp, song các hoạt động này hầu như không có hiệu quả.
Trong giai đoạn 2013 - 2018, mặc dù số dư Quỹ từ đầu kỳ là 109 tỷ đồng và thu trong kỳ là 151 tỷ đồng, trong khi tổng chi trong cả giai đoạn là rất thấp, chỉ khoảng 62 tỷ đồng.
Với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, qua giám sát cho thấy, nguồn thu của Quỹ chủ yếu từ doanh thu dịch vụ viễn thông, hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế (với mức thu 1,5% doanh thu các dịch vụ viễn thông, từ tháng 7 năm 2018 chỉ còn thu 0,7%).
Đây là một khoản thu có tính chất là thuế bổ sung trên doanh thu đối với các doanh nghiệp viễn thông. Một số nhiệm vụ chi của Quỹ còn trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN như: Chi hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ viễn thông công ích; chi thực hiện một số dự án công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,...
Ngoài ra, trong giai đoạn giám sát, tổng nguồn thu đã thu của các doanh nghiệp viễn thông là 6.776 tỷ đồng; kinh phí đã sử dụng cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ là 389 tỷ đồng, chỉ đạt 5,82% kinh phí đã thực thu, trong khi kinh phí chi cho đảm bảo bộ máy Quỹ là 131 tỷ đồng.
Do dư nguồn quá lớn, Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Quỹ hoàn trả lại vốn điều lệ 500 tỷ đồng và thu về NSNN 2.000 tỷ đồng năm 2013 và 1.327 tỷ đồng năm 2018 từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông.
“Việc đề ra cơ chế thu dẫn đến tồn Quỹ lớn, trong khi NSNN còn thiếu hụt và phải điều tiết nguồn thu của Quỹ về NSNN là chưa phù hợp. Do đó, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ; tiếp tục nghiên cứu để giảm mức thu trên doanh thu từ các dịch vụ viễn thông”, Đoàn giám sát bày tỏ quan điểm.
Chưa hiệu quả, gây lãng phí
Trong các quỹ tài chính nhà nước được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “điểm danh”, thông tin về Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá gây chú ý bởi chưa hiệu quả, lãng phí.
Qua giám sát cho thấy, nguồn thu của Quỹ chủ yếu từ đóng góp bắt buộc theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Đây là một khoản thu có tính chất trùng với thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ.
Trong khi, hầu hết các nhiệm vụ chi của Quỹ trùng lặp với nhiệm vụ chi của NSNN, có 8 trong số 9 nhiệm vụ chi của Quỹ có thể giao cho các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện, như công tác truyền thông, xây dựng mô hình điểm, tổ chức cai nghiện, nghiên cứu tác hại thuốc lá… Mặt khác, qua giám sát, hoạt động của Quỹ chưa đánh giá được hiệu quả, dư nguồn lớn gây lãng phí nguồn lực xã hội, chưa thu hút được sự đóng góp của các tổ chức quốc tế như mục tiêu đề ra.
Vì vậy, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả và sự cần thiết phải tồn tại Quỹ.
Bên cạnh Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Quỹ Phòng chống chống thiên tai cũng được Đoàn giám sát nhận định rằng cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động.
Báo cáo của Đoàn giám sát chỉ rõ: Quỹ phòng chống thiên tai là Quỹ có nguồn thu từ tiền đóng góp bắt buộc hàng năm của các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, doanh nghiệp (tính theo tỷ lệ tài sản) và cá nhân (1 ngày công đối với người lao động và 15.000 đồng đối với đối tượng khác) nhằm chi hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai.
Tuy nhiên, các quy định về nội dung chi của Quỹ trùng với nội dung chi từ dự phòng NSNN. Bên cạnh đó, việc quy định đóng góp bắt buộc của Quỹ chưa được sự đồng tình từ các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nước ngoài) và các tầng lớp nhân dân ở rất nhiều địa phương. Có địa phương đã tạm dừng khoản thu này, dẫn đến tỷ lệ thu thực tế của các địa phương đều khá thấp so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ và mức thu cố định, dẫn đến các địa phương có quy mô dân số lớn số thu rất lớn, trong khi các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên gặp thiên tai thì số thu hàng năm rất thấp. Trong khi quy định về mức chi đối với Quỹ thấp (dưới 1 tỷ đồng), dẫn đến rất nhiều địa phương có số dư Quỹ khá lớn.
“Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ và điều chỉnh cơ chế thu, chi bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh chống chéo với nhiệm vụ chi từ nguồn dự phòng ngân sách hàng năm của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương”, Đoàn giám sát nêu quan điểm.
Nhìn chung, theo Đoàn giám sát, có nhiều quỹ hoạt động chưa hiệu quả. Các quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động (cho vay) đối tượng phục vụ hoặc trùng lặp về đối tượng cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội.
Do đó, để tập trung nguồn lực, giảm các đầu mối quản lý quỹ và thực hiện chuyên môn hóa nghiệp vụ quản lý quỹ, hướng tới nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí, Chính phủ cần rà soát, tổng kết đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ, nghiên cứu rà soát, sáp nhập các quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức hoạt động (cho vay) hoặc trùng lặp về đối tượng cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội…
Tin liên quan
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics