Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
Chính sách tài chính đã giúp DN, người dân vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ảnh: minh họa ST |
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước
Trong suốt gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, ngành Tài chính đã thể hiện vai trò quan trọng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. Đánh giá về vai trò của ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, bước vào thời kỳ đổi mới, hàng loạt chính sách tài chính mới, phù hợp không chỉ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn giúp huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích đầu tư kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Theo Bộ trưởng, từ năm 1992, Việt Nam đã chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN), thay vào đó thực hiện vay trong nước và vay ưu đãi nước ngoài để tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự ra đời của Luật NSNN năm 1996 đã tạo khung pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Kết quả, quy mô thu NSNN tăng liên tục qua các năm, tổng thu NSNN giai đoạn 1996-2000 gấp 2,3 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó, trung bình khoảng 24,3% GDP, đáp ứng yêu cầu cơ bản về chi NSNN ngày càng tăng.
“Điều hành chính sách tài khoá thời gian qua vừa góp phần quan trọng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài”, ông Trần Văn Lâm khẳng định. |
Bước sang giai đoạn 2011-2020, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ngành Tài chính đã chủ động ứng phó và tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng hiện đại, tiếp cận các thông lệ quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội; phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách,... đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, ngành Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng các đề án quan trọng trong lĩnh vực tài chính – NSNN; điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó hiệu quả, kịp thời với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước; cân đối đảm bảo nguồn lực hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đồng thời, đẩy mạnh khơi thông các nguồn lực tài chính, từng bước tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, tạo ra những động lực đổi mới trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Điều chỉnh chính sách phù hợp tình hình mới
Một trong những điểm nhấn ghi dấu ấn mạnh mẽ, của ngành Tài chính là sự uyển chuyển, linh hoạt trong điều hành chính sách tài khoá hỗ trợ nền kinh tế trong suốt gần 5 năm vừa qua giúp thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19. Theo ước tính, mỗi năm, các gói hỗ trợ về chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên tới gần 200 nghìn tỷ đồng, qua đó giúp DN, người dân vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được những con số khả quan trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới suy giảm.
Đánh giá về điều này, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đất nước ta đã vững vàng vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Góp phần làm nên kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa. Khẳng định chưa bao giờ đất nước ta có được nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay, đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn, tạo dư địa cho các chính sách tài khoá được triển khai tích cực, hiệu quả.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, trong thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, các chính sách về thuế, phí đã hỗ trợ trực tiếp cho các DN, tổ chức xã hội và người lao động nhằm giúp họ vượt qua khó khăn. “Các biện pháp như giảm thuế, phí, lệ phí, miễn giảm các khoản đóng góp... đã góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, kích thích tiêu dùng và hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Chính phủ cũng tăng đầu tư công trong giai đoạn này nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế”, TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Đánh giá về định hướng chính sách tài khóa giai đoạn tới, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi nền kinh tế dần ổn định, Chính phủ nên thu hẹp dần các chính sách tài khóa mở rộng để các DN quen lại với cơ chế thị trường. Việc trở về chính sách tài khóa bình thường là cần thiết vì các biện pháp can thiệp hành chính và hỗ trợ từ NSNN không mang tính thị trường, dễ dẫn đến bất cập, thiếu công bằng, minh bạch.
Để trở về chính sách tài khóa bình thường, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần triển khai một số giải pháp hỗ trợ DN bằng cách đẩy mạnh số hóa hoạt động tài chính, quản lý nhà nước nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm chi phí tuân thủ cho DN. Cùng với đó, tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hướng thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế, như tăng thuế giá trị gia tăng, điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân, mở rộng đối tượng và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng ảnh hưởng đến an toàn xã hội, sức khỏe người dân. Đặc biệt, cần tạo điều kiện thuận lợi, minh bạch về thủ tục, quy trình cho DN tiếp cận chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước.
Tin liên quan
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách thuế bất động sản hướng đến quản lý chặt chẽ, chống lãng phí nguồn lực đất đai
20:29 | 29/10/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Sẽ áp thuế GTGT đối với hàng hoá giá trị nhỏ
14:48 | 29/10/2024 Tài chính
Sửa đổi Luật Thuế GTGT: Không cho phép hoàn thuế với hàng tạm nhập tái xuất
14:45 | 29/10/2024 Tài chính
"Giá phân bón tăng giảm không do thuế"
14:39 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Chi cục thuế có thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
11:18 | 29/10/2024 Tài chính
Dự án "1 luật sửa 7 luật": Tháo gỡ “điểm nghẽn” của nền kinh tế
11:12 | 29/10/2024 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK