Quan trọng là cách ứng phó của mỗi doanh nghiệp
![]() | ||
TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội |
Xin ông cho một và đánh giá về tác động của tình hình dịch Covid-19 lên khối DN nhỏ và vừa ở thời điểm hiện nay?
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề, tạo ra nhiều khó khăn cho cộng đồng DN. Với các DN nhỏ và vừa, tuy có quy mô nhỏ và vừa nhưng lại đi vay tương đối nhiều, ít vốn tự có, nên hoặc là khó đi vay, hoặc là phải chi trả nhiều chi phí cho lãi vay. Khó khăn về tài chính còn đến từ việc các DN giảm hoặc không có doanh thu do ảnh hưởng dịch bệnh nhưng vẫn phải chi trả nhiều loại chi phí. Cụ thể như mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với các DN ngành dịch vụ, sản xuất, thương mại, bán lẻ… thường là đi thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, nhưng giá cho thuê mặt bằng kinh doanh chưa giảm nên các DN vẫn phải trả. Bên cạnh đó, cũng như nhiều DN khác, các DN còn gặp khó khi chi phí vận chuyển, chi phí logistics tăng cao. Có DN cho biết, trước đây, vận chuyển 1 container từ nơi sản xuất đến nơi nhận vào khoảng 100 USD/container, thì bây giờ đã tăng lên gấp 3 lần, vào khoảng trên 320 USD/container…
Cùng với khó khăn về tài chính, các DN nhỏ và vừa phải đối mặt với nỗi lo thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, đầu ra khó khăn cho người dân thắt chặt chi tiêu. Hơn nữa, nguồn nhân lực cũng bị ảnh hưởng khi DN không có tiền để trả lương nhân viên, hoặc nhân viên với tâm lý e ngại dịch bệnh, nhân viên phải chịu thời gian cách ly… nên không thể đi làm…
Theo ông, những khó khăn của khối DN nhỏ và vừa nêu trên so với các DN lớn như thế nào?
Dự báo, những ảnh hưởng đến cộng đồng DN còn tiếp diễn ngay cả khi đã hết dịch bệnh. Hiện theo thống kê, 40-50% DN nhỏ và vừa đang phải hoạt động cầm chừng, phải xin hoãn hoặc giãn các khoản chi phí cũng như tiến hành cơ cấu lại công tác quản trị kinh doanh. Nếu dịch kéo dài hết quý III thì có thể có khoảng 30-50% DN dừng hoạt động. Bởi hiện nay, nhiều DN nhỏ và vừa không có khoản doanh thu nào, thậm chí nhiều DN đang phải cầm cự bằng cách thế chấp sổ đỏ, các tài sản khác để có chi phí vận hành bộ máy, chi trả ở mức lương tối thiểu để giữ chân người lao động. Theo tính toán, nhiều DN có thể chỉ hoạt động được đến hết tháng 6 năm nay.
![]() | Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn cấp ứng phó với ổ dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai (HQ Online) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu cần tập trung lực lượng của Bệnh viện Bạch Mai, TP Hà ... |
Đối với các DN lớn thì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp vì họ đầu tư đa ngành, trải dài ở lĩnh vực. Các DN nhỏ và vừa thì có DN ảnh hưởng trực tiếp từ loại hình sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp; có DN chịu ảnh hưởng gián tiếp, do các DN này thuộc các lĩnh vực phụ trợ, là nơi cung cấp đầu vào cho các DN lớn; nhưng thậm chí có DN đang chịu cả hai. Rõ ràng, với tình hình này, mỗi DN đều có khó khăn riêng, DN lớn đang chịu ảnh hưởng theo kiểu của DN lớn, các DN nhỏ và vừa cũng chịu tác động theo kiểu nhỏ và vừa, nên điều quan trọng là cách ứng phó của các DN trước thực tế khó khăn nay. Thông thường, các DN lớn có thế mạnh về tài chính, nhân lực và vật lực nên sức cầm cự bao giờ cũng tốt hơn các DN nhỏ và vừa.
Một ví dụ đơn giản là các DN lớn, DN làm ăn bài bản luôn trích lập từ lợi nhuận thành một nguồn quỹ là quỹ dự phòng rủi ro, khoảng 5%, nhằm đề phòng khi có rủi ro về hỏa hoạn, thiện tai, dịch bệnh. Nên khi xảy ra dịch bệnh, các DN lớn có thể sử dụng nguồn quỹ này để hoạt động cầm chừng. Trong khi các DN nhỏ và vừa lại không có, nhiều DN thậm chí còn phải lo “chạy ăn từng ngày” thì khó có nguồn quỹ dự phòng này, nên khi xảy ra rủi ro, các DN hoặc là phải đi vay, hoặc là phải lấy từ chính nguồn vốn để đưa vào hoạt động, khiến khó càng thêm khó.
Những khó khăn trên là bài học rất lớn cho các DN nhỏ và vừa. Vậy thời gian tới, các DN phải có giải pháp như thế nào để chống chọi trước mọi khó khăn, thưa ông?
Như tôi đã nói ở trên, các DN nhỏ và vừa phải có thêm một khoản trích lập dự phòng rủi ro, để vừa tăng khả năng phòng ngừa, vừa có thể hoạt động thêm thời gian trong khi chờ những rủi ro bên ngoài được giải quyết. Bên cạnh đó, các DN phải tìm giải pháp tái cơ cấu nguồn nhân lực, chiến lược kinh doanh, chiến lược bán hàng, sản phẩm… Phải tìm ra được những lỗ hổng, những thiếu sót trong mọi hoạt động để thay đổi, làm mới mình.
![]() | Doanh nghiệp bất động sản cần có kế hoạch ứng phó dịch Covid-19 (HQ Online) - Theo Công ty JLL, DN bất động sản (BĐS) cần xây dựng cho mình kế hoạch ứng phó dịch Covid-19 và kế hoạch ... |
Đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay càng cho thấy ý nghĩa quan trọng của nền tảng thương mại điện tử, cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc Cách mạng 4.0 vào hoạt động DN. Các hoạt động này lúc đầu có thể tốn kém về chi phí, nhưng về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả và thuận lợi hơn cho các DN nhỏ và vừa. Vì thế, các DN cần cập nhật kiến thức, đầu tư cho công nghệ, sử dụng các ứng dụng, dịch vụ của thương mại điện tử, quản trị trực tuyến, làm việc trực tuyến, thanh toán điện tử…
Ngoài ra, trong thời gian dịch bệnh như hiện nay, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ DN, nên các DN cần tìm hiểu và tận dụng những hỗ trợ này để vực dậy hoạt động. Hơn nữa, các DN nên điều chỉnh chế độ với người lao động, nên có chính sách duy trì nhân lực, không nên cắt giảm, bởi sau dịch bệnh sẽ khó tuyển dụng lao động hơn. Vì thế, Hiệp hội cũng đã và đang liên tục đối thoại, tìm hiểu khó khăn của DN, để kịp thời cung cấp thông tin về vướng mắc, khó khăn của DN lên các cơ quan chức năng, giúp các hoạt động hỗ trợ được hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
![]() | Doanh nghiệp nói về KTCN-Bài cuối: Cơ quan Hải quan sẽ là đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm tra cho doanh nghiệp (HQ Online) - Trước thực tế công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) hiện nay, nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chất ... |
Tin liên quan

Công ty đại chúng 2025: Vững vàng giữ hạng trong vùng biến động
15:51 | 28/05/2025 Nhịp sống thị trường

An ninh thương hiệu - "lá chắn pháp lý" giữa thương trường đầy biến số
14:21 | 28/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Lào hỗ trợ Vinachem triển khai Dự án muối mỏ Kali
14:50 | 28/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
21:00 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" KT: Tăng tốc chuyển đổi AI toàn diện tại Việt Nam
15:17 | 27/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại
07:52 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm
16:34 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
16:31 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Murata Việt Nam tiên phong trong chương trình Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp
16:08 | 26/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Ưu tiên thực hiện thông quan ngay đối với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản

Hải quan khu vực V và Amkor Technology Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác

Xóa bỏ thuế khoán tạo điều kiện để ngành Thuế hỗ trợ cho hộ kinh doanh phát triển

Trường hợp thực hiện thủ tục trên Hệ thống Ecus6

Từ ngày 1/6 có khoảng 37.000 hộ kinh doanh sẽ dừng nộp thuế khoán

Hải quan khu vực V nâng cao năng lực ứng dụng chuyển đổi số cho công chức

“Không quản được thì cấm” – Tư duy cần loại bỏ trong chính sách xuất khẩu gạo

Vướng nguyên liệu, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 50%

EU “soi” hơn 400.000 tấn nhựa PET Việt Nam

Mỹ chuẩn bị điều tra kép gỗ dán Việt Nam

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Lạng Sơn – Quảng Tây: Cùng tìm biện pháp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu của 2 bên

Tạm giữ hơn 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc tại kho lạnh ở Móng Cái

Một doanh nghiệp nợ thuế gần 1 tỷ đồng, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

Thu giữ trên 1,5 tấn chân gà đông lạnh, không rõ xuất xứ tại TP. Lào Cai

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

Phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu tại Hà Nội

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hạn cuối nộp giấy đề nghị gia hạn thuế và tiền thuê đất là ngày 30/5/2025

Chính sách thuế đối với cá nhân trúng thưởng khi chơi casino

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
