Phòng ngừa trước rủi ro thương mại, gia tăng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Nhật Bản hiện đứng thứ 2 trong số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu 2023 với gần 2 tỷ USD, chiếm hơn 22,1% tổng vốn đầu tư, gấp 2,63 lần so với cùng kỳ năm trước.
Về thương mại, theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Nhật Bản đạt 7,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2022, đứng thứ 5 trong số các thị trường xuất khẩu. Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 4 về thị trường nhập khẩu.
Như vậy, trong mọi hoạt động thương mại và đầu tư, Nhật Bản đều giữ vị trí hàng đầu. Cơ hội này càng mở rộng và tăng trưởng khi Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Tuy nhiên, tại hội thảo “Thương mại và đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam: Tìm cơ hội trong nghịch cảnh” do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với các đơn vị tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2023 (VAW2023), ông Phan Trọng Đạt, Quyền giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC cho biết, các thống kê từ VMC cho thấy, từ năm 1993 đến năm 2022, cả nước có hơn 2.500 vụ tranh chấp thương mại với gần 36% các tranh chấp có yếu tố liên quan đến đầu tư nước ngoài và hơn 24% tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản nằm trong top 10 quốc tịch của các bên tranh chấp tại VIAC.
Trong những năm gần đây, trước nhu cầu cơ sở hạ tầng và thị trường tiêu dùng sôi động của Việt Nam, các công ty Nhật Bản ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022 được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố giữa tháng 2/2023 cho thấy, khoảng 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới.
Đại diện JCCI phát biểu tại hội thảo. |
Ông Tadahiro Kinoshita, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho hay, khi mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đã tính đến rủi ro tranh chấp thương mại sẽ gia tăng.
Chẳng hạn, năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản gặp phải bất cập về các quy định mới ban hành về phòng cháy chữa cháy, dù đã hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng và nhà kho nhưng không xin được giấy phép về phòng cháy chữa cháy nên nhà máy không thể đưa vào hoạt động được. Với trường hợp này, công ty xây dựng của Việt Nam hay Nhật Bản đều không thể bàn giao được công trình nên cũng không thể thu hồi chi phí xây dựng, còn chủ đầu tư là doanh nghiệp sản xuất cũng đánh mất cơ hội kinh doanh do sự chậm trễ. Trong tương lai, vấn đề ai sẽ chịu chi phí xây dựng bổ sung để đáp ứng được các quy định mới về phòng cháy chữa cháy ngày càng trở nên nổi cộm.
Nên theo đại diện JCCI, nếu tranh chấp này giải quyết tại tòa án sẽ vô cùng tốn thời gian và chi phí, nên các doanh nghiệp muốn xử lý nhanh chóng thông qua trọng tài, hòa giải thương mại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các phán quyết của trọng tài Việt Nam và của trọng tài nước ngoài đều có thể cưỡng chế thi hành tại Việt Nam.
Do đó, trong bối cảnh quốc tế còn nhiều biến động, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho rằng, trọng tài và hòa giải thương mại hiện nay đã rất phổ biến, đặc biệt tại quốc gia có nền kinh tế phát triển bởi những ưu điểm vượt trội so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, nó bảo đảm được quyền tự quyết của các bên, mang tính chất tự nguyện và thân thiện.
Hiện nay ở nước ta đã có 17 trung tâm hòa giải thương mại được Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập, 8 trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải thương mại và hơn 100 hòa giải viên thương mại vụ việc đã đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố.
Nên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đầu tư, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu các phương thức hỗ trợ về pháp luật, giải quyết tranh chấp để ngày càng gia tăng quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Tin liên quan
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nâng vị thế xuất khẩu nhờ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả
15:13 | 31/12/2024 Kinh tế
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
15:09 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
10:11 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
08:59 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
08:15 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
12:00 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
29 "Thương hiệu vàng TPHCM" đóng góp cho NSNN gần 11.000 tỷ đồng
10:02 | 05/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
08:46 | 03/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
03:16 | 03/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan TPHCM tôn vinh 37 doanh nghiệp tiêu biểu
17:29 | 02/01/2025 Hải quan
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
15:47 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
11:03 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
09:54 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
09:06 | 02/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
Vượt chỉ tiêu đề ra, GDP năm 2024 đạt 7,09%
Tăng trưởng 2 con số, Viettel nộp ngân sách nhà nước 44,3 nghìn tỷ đồng
Theo dõi hoạt động của tàu cá và ngư dân sản xuất trên biển dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics