Phó Thủ tướng nêu giải pháp cho tình trạng chậm ban hành văn bản pháp luật
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham gia trả lời chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Chậm ban hành văn bản pháp luật do nhiều nguyên nhân
Theo đó, liên quan đến việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) cho biết, khi tiếp xúc cử tri, nhiều doanh nghiệp phản ảnh doanh nghiệp khi làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật, Nhà nước xử phạt chế tài rất nghiêm nhưng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh. Vì thế, đại biểu đề nghị nêu giải pháp xử lý việc không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi.
Trả lời chất vấn đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn thừa nhận, tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết pháp luật là một việc cũng đã lâu, dù đã cố gắng và có nhiều các giải pháp nhưng chưa giải quyết được triệt để.
Năm 2023, theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện còn nợ 12 văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật. Với số liệu so sánh, giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng năm 2022.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, do sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết trước được các chủ thể trình văn bản của các bộ, các ngành. Nguyên nhân khách quan là nhu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều, hoặc do thời điểm có hiệu lực ngắn…
Vì thế, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Bộ đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết…
Trả lời thêm về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm. Phó Thủ tướng cho rằng, trách nhiệm thuộc về Chính phủ, các Bộ trưởng phụ trách các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì, soạn thảo.
MPhó Thủ tướng bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội chia sẻ bởi trong công tác này, các bộ, ngành xây dựng những nghị định thông tư phải có tính chuẩn mực, kiểm soát được tình hình nhưng tạo điều kiện thông thoáng khi vận hành. Hơn nữa, đây cũng là một việc rất tốn kém thời gian khi phải đánh giá tác động sau khi chính sách ra đời.
Mặt khác, theo Phó Thủ tướng, thực tế thời gian qua là các bộ, ngành phải dồn rất nhiều công sức cho việc sửa những nghị định và thông tư đang có hiệu lực mà có bất cập. Xét về thứ tự ưu tiên, việc này được ưu tiên nhiều hơn, bởi vì đang rất vướng mắc.
Nên trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nêu rõ nhiều giải pháp để cải thiện tình trạng chậm ban hành văn bản pháp luật. Đó là phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, làm tốt công tác phối hợp và công tác đánh giá tác động cần thực hiện sớm hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời là phải tăng cường năng lực, nguồn lực cho cán bộ làm công tác pháp chế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Đẩy mạnh phân cấp nhưng sẽ chọn thứ tự ưu tiên
Cũng tại phần trả lời, về vấn đề phân cấp, phân quyền cho địa phương, theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, vấn đề hiện nay là cần đẩy mạnh phân cấp, bởi đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thực hiện rất nhiều việc.
Phó Thủ tướng cho rằng, phân cấp cũng giúp cải cách thủ tục hành chính, nhưng khi phân cấp thì năng lực của chính quyền địa phương có đủ sức thực hiện được hay không cũng là vấn đề được cân nhắc. Hơn nữa, việc phân cấp còn vướng mắc do xung đột với những quy định của luật chuyên ngành nên cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung đồng bộ…
Do đó, trong thời gian tới, đẩy mạnh phân cấp nhưng sẽ chọn thứ tự ưu tiên, kết hợp kiểm tra giám sát tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và chuyển đổi số.
Một vấn đề khác là về hành lang pháp lý khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan với nhiệm vụ này. Tháng 9 vừa qua Chính phủ đã ban hành được Nghị định 73/2023/NĐ-CP về vấn đề này. Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, vấn đề “bảo vệ” thì còn vướng với các quy định hiện hành.
Về giải pháp, cho biết đây là vấn đề khó, Phó Thủ tướng Chính phủ mong các đại biểu chia sẻ và đề xuất sửa đổi một số điều trong một số luật. Phó Thủ tướng đề nghị người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải xem xét thấu đáo, có trách nhiệm những khuyến điểm, hạn chế, vi phạm của cán bộ của mình, xét đến động cơ, phạm vi, tâm thế, đóng góp cho cái chung trước khi đề xuất theo thẩm quyền phương án xử lý lên cơ quan có thẩm quyền.
Về nhận định “tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu”, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng để khắc phục điều này đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.
Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 26 đoàn do các thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn đi khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố để xem cơ sở đang vướng những gì. Qua đợt khảo sát đầu tiên, đã tổng hợp được 513 vướng mắc của các địa phương, hiện đang cố gắng xử lý.
Tin liên quan
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
Bức ảnh làm nên thương hiệu
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Cải cách lớn về cơ chế quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tây Ninh: Xử phạt 2 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai sai thuế
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics