Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Vấn đề ở kiểm soát rủi ro
Ngày 19/5, tại Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức Diễn đàn: Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả và bền vững.
Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả và bền vững”. |
Đưa dòng tiền từ trong dân vào kinh doanh
Phát biểu tại diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực VCCI đánh giá, thị trường vốn luôn có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, trong đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng là kênh tài trợ vốn vay trung - dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng.
Trong 5 năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Tính đến cuối năm 2021, thị trường có gần 1,2 triệu tỷ đồng được doanh nghiệp huy động qua thị trường trái phiếu, chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương khoảng 15% GDP sau điều chỉnh. Tuy nhiên, quy mô thị trường tại Việt Nam vẫn đang thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có dấu hiệu hạ nhiệt vì một số chính sách mới, làm giảm cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, GS. Đặng Hùng Võ cũng nhấn mạnh, việc huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp thực chất là một phương thức để đưa dòng tiền trong dân vào sản xuất kinh doanh. Theo GS. Võ, những vụ việc, sai phạm gần đây liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp đã giúp các cơ quan quản lý có thêm kinh nghiệm để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật hiện hành để làm lành mạnh thị trường này.
“Thị trường nào cũng có rủi ro, nếu thị trường không có rủi ro thì không thể phát triển mạnh mẽ. Vấn đề là chúng ta kiểm soát rủi ro này như thế nào?”, GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế VCCI đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp như: tiêu chuẩn doanh nghiệp phát hành chưa cao, tình hình tài chính một số doanh nghiệp phát hành còn hạn chế. Rất nhiều nhà đầu tư trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu riêng lẻ chỉ quan tâm tới lãi suất chứ không quan tâm tới tình hình phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
Tăng minh bạch, tăng vai trò giám sát
Vì thế, để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh đến việc cần nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp, đi cùng là các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường vốn hiệu quả và bền vững.
Cụ thể, theo GS. Đặng Hùng Võ, vấn đề đảm bảo cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển không nằm ở tài sản đảm bảo mà cần căn cứ vào mức tín nhiệm, sự phát triển, tiềm năng của nhà phát hành trái phiếu. Mặt khác, vấn đề quản trị doanh nghiệp cũng là mấu chốt của vấn đề để có thể thúc đẩy huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không cần kiểm soát quá chặt chẽ dòng vốn và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu mà cần cơ chế cởi mở nhưng có những quy định trách nhiệm cụ thể với các chủ thể để nguồn thông tin trên thị trường được minh bạch, có sự ràng buộc, cam kết.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh tới vai trò của việc xếp hạng tín nhiệm. Theo ông Hòe, doanh nghiệp làm dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trên thị trường hiện nay còn nhiều hạn chế, lực lượng mỏng sẽ không đủ sức đáp ứng yêu cầu khi thị trường tăng cao. Do đó, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển ổn định, có tiềm lực để góp phần thúc đẩy thị trường trái phiếu tăng trưởng.
Mặt khác, các doanh nghiệp và chuyên gia cũng đề nghị các cơ quan tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP theo hướng tăng tính minh bạch để giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và tăng tính trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành, tăng vai trò giám sát của cơ quan quản lý, đơn vị đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng Tính đến nay, quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,7% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ là 22,7% GDP và trái phiếu doanh nghiệp là 14,2% GDP), thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (86,6% GDP), Malaysia (60% GDP). Doanh nghiệp tại Việt Nam đang dựa rất nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng, kể cả vốn trung dài hạn (năm 2021, quy mô tín dụng đạt 124,3% GDP). Theo ông Đậu Anh Tuấn, điều này sẽ tạo sức ép và rủi ro lớn cho hệ thống tài chính tín dụng khi nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn (tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn chiếm khoảng 82% tổng huy động vốn). Trong quý I/2022, khối lượng trái phiếu tín dụng phát hành riêng lẻ tiếp tục tăng ở mức 105,5 nghìn tỷ đồng; đồng thời, các doanh nghiệp đã chào bán trên 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Các tổ chức tín dụng là nhóm phát hành lớn nhất, chiếm 36,2% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 33,26% tổng khối lượng phát hành. |
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vingroup, VinFast đang tạo ra bước ngoặt chuyển đổi xanh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt
14:53 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát trao tặng 200 suất học bổng tại Bình Dương
08:04 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK