Facebook Twitter youtube Tiktok

Phát huy vai trò kế toán quản trị trong DN: một số khuyến nghị giải pháp

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và có tác động ngày càng sâu rộng đến mọi lĩnh vực, ngành nghề, mọi DN. Điều này cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh, sự tồn vong của DN. Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của kế toán quản trị (KTQT) trong bối cảnh hiện nay, đánh giá thực trạng của công tác KTQT trong các DN, bài viết đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.
phat huy vai tro ke toan quan tri trong dn mot so khuyen nghi giai phap


Vai trò của KTQT trong các DN hiện nay

Theo thống kê, những biến động của môi trường, đặc biệt các cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh thời gian qua đã làm gia tăng rủi ro về tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, đặt ra yêu cầu phân tích, điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trong bối cảnh đó, KTQT được đánh giá là công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạch định chiến lược và quyết định của các nhà quản trị DN, bởi để có chiến lược kinh doanh thành công đòi hỏi người ra quyết định phải có sự hiểu biết về các mục tiêu dài hạn, sự cạnh tranh, nguồn lực và cách thức thực hiện của tổ chức. KTQT cung cấp thông tin toàn diện dựa trên khả năng kết nối các chỉ số tài chính với tình hình kinh doanh hiện tại, hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các quyết định điều chỉnh chiến lược, phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra và chủ động quản lý rủi ro trước những biến động thị trường.

Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ, KTQT càng phát huy được vai trò và đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN: mở ra khả năng thu thập và phân tích dữ liệu tài chính-kế toán số lượng lớn và trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số và áp dụng các tiến bộ công nghệ, như tự động hóa quy trình, kế toán đám mây, blockchain và AI. Từ đó, KTQT cung cấp các thông tin hỗ trợ quản trị một cách chính xác và kịp thời trước những biến động của môi trường, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của DN. Nói cách khác, KTQT đóng vai trò trung gian tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến kết quả kinh doanh của DN.

Trên thực tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 với các nền tảng kỹ thuật tạo ra đã góp phần nâng cao kết quả của KTQT thông qua các tiến bộ về khoa học dữ liệu. KTQT áp dụng các công cụ dự đoán như trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu đầu vào một cách tự động và làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, dự báo môi trường và hỗ trợ ra các quyết định chiến lược. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động trực tiếp tích cực đến kết quả kinh doanh. Theo khảo sát, nhiều DN đã đạt được kết quả khả quan khi áp dụng các kỹ thuật và quy trình tự động hóa như học máy, robot tự động hay trí tuệ nhân tạo. Công nghệ kỹ thuật số góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Tại Việt Nam, hạ tầng phần cứng tại các DN lớn hiện đang được hoàn thiện khá tốt để làm nền tảng cho quá trình số hóa DN. Báo cáo đánh giá Việt Nam năm 2021 cho thấy, nhiều DN đã thực sự coi chuyển đổi số là quá trình tất yếu mang lại kết quả kinh doanh và gia tăng năng suất lao động.

Một số bất cập trong KTQT

Mặc dù có vai trò to lớn, song ở Việt Nam, việc áp dụng KTQT trong các DN còn một số hạn chế. Cụ thể, về thể chế, mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 53/2006/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng KTQT vào DN nhưng phần lớn các DN nhỏ và vừa chưa áp dụng KTQT, kể cả các DN có quy mô lớn.

Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán, hiện nay các DN chỉ tổ chức bộ máy kế toán tài chính, còn bộ máy KTQT chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Hơn nữa, trên thực tế, hầu hết các DN Việt Nam chỉ mới phân loại chi phí chủ yếu theo nội dung kinh tế, hoặc theo mục đích của chi phí phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, chứ không phân loại chi phí phục vụ cho KTQT. Từ đó, việc ra quyết định gặp nhiều khó khăn.

Cạnh đó, việc lập báo cáo KTQT tuy đã được các DN ít nhiều quan tâm nhưng nội dung còn khá sơ sài. Các DN lập báo cáo hầu hết là phục vụ cho kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài, chưa chú trọng đến việc lập báo cáo KTQT phục vụ cho nhà quản trị DN.

Ngoài ra, để áp dụng KTQT, DN phải bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo nhân viên KTQT và các chi phí khác phục vụ cho việc áp dụng KTQT vào DN, trong khi hiệu quả mang lại cho việc đầu tư này chưa thể nhìn thấy ngay trước mắt. Đó cũng chính là một trong những trở ngại lớn mà hầu hết các DN Việt Nam chưa muốn áp dụng KTQT quản trị vào DN.

Giải pháp nâng cao hiệu quả KTQT tại các DN Việt Nam

Để KTQT phát huy được hiệu quả trong các DN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ DN trong giai đoạn hậu Covid-19 thông qua các gói ưu đãi tín dụng, chính sách ưu đãi thuế trong sản xuất hay các ưu đãi đối với các DN đầu tư vào công nghệ 4.0, nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận thông tin và thị trường, giúp các DN gia tăng cơ hội thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ hai, các DN cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của KTQT trong mối quan hệ với chiến lược và kết quả kinh doanh của DN, đó là cung cấp các thông tin tài chính và biến động tài chính hỗ trợ hoạt động ra các quyết định chiến lược của nhà quản trị DN. Từ đó, tăng cường sử dụng các thông tin KTQT một cách phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh, thiên tai hiện nay.

Thứ ba, các DN cần tăng cường và hoàn thiện hệ thống KTQT để thích ứng với những thay đổi của môi trường. Trong thời điểm này, KTQT giữ vai trò trung tâm để giám sát và dẫn dắt quá trình phân tích chiến lược của DN. Do đó, DN cần thiết kế mô hình KTQT theo quy trình hoạt động tại tổ chức; sắp xếp lại bộ máy kế toán theo hướng kết hợp KTQT và kế toán tài chính. DN cũng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin trong nội bộ DN, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nhằm cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho KTQT.

Thứ tư, tích cực ứng dụng công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0 trong KTQT, hoạch định và điều chỉnh chiến lược nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung. Bằng cách sử dụng các chương trình phân tích nâng cao như phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IoT, AI..., KTQT có thể phân tích nhanh chóng và chính xác các thông tin chi phí, tài chính cũng như các biến động của các thông tin để cung cấp kịp thời đến các bộ phận ra quyết định quản trị. Các thuật toán sẽ kiểm tra dữ liệu trong mỗi quy trình để KTQT có được nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy trong việc đo lường các thay đổi của môi trường kinh doanh và ứng dụng dữ liệu lớn trong phân tích dự báo. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và công nghệ truyền thông cũng hỗ trợ việc chuyển giao dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau trong nội bộ DN. Tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động mà DN có thể sử dụng những công nghệ tiên tiến có chi phí rẻ và khả năng ứng dụng rộng rãi, cho phép nhà quản trị và kế toán truy cập nhanh chóng vào các dữ liệu được chia sẻ để có thể kịp thời ra các quyết định điều chỉnh. Do đó, các DN cần trang bị các giải pháp phần mềm như ERP, SCM, BI… trong toàn bộ hệ thống và quy trình làm việc.

Thứ năm, DN cần chuẩn bị nhân lực số và kỹ năng lao động mới cho người lao động thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng. Điều này không chỉ giúp DN giảm thiểu chi phí, gia tăng năng suất mà còn hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.

Kết luận

Nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động kép của Cách mạng công nghiệp 4.0 và khủng hoảng sau đại dịch Covid-19. Việc ứng dụng và hoàn thiện hệ thống KTQT đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và hiệu quả hoạt động của DN. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của KTQT, các DN Việt Nam cần điều chỉnh chiến lược phát triển linh hoạt, áp dụng mạnh mẽ KTQT nhằm nắm bắt được những biến động môi trường bên trong và bên ngoài, trên cơ sở đó phát huy ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động KTQT nói riêng và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung.

TS Trần Thị Nam Thanh - Ths Hàn Thị Lan Thư
Viện Kế toán-Kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân

Tài liệu tham khảo
- Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính.
- Nguyễn Ngọc Quang (2024), Giáo trình Kế toán quản trị trong DN, NXB Đại học KTQD.
- Burritt Roger Leonard, Christ Katherine (2016), “Industry 4.0 and environmental accounting: a new revolution?”, Asia Journal of Sustainability and Social Responsibility, Volume 1, December 2016, Pages 23-38.
- Trương Thị Đức Giang, Nguyễn Hải Hà (2019), “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến kế toán quản trị DN”, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 tháng 7/2019.

Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam:  đánh giá chính sách và kiến nghị

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Ngày 10/9/2024, Tòa án Công lý châu Âu (“ECJ”) đã đưa ra phán quyết về một vụ án thuế lớn liên quan đến hoạt động chuyển giá của Apple. Theo đó, ECJ đã ra lệnh cho Ireland thu hồi gần 14 tỷ Euro tiền thuế từ Apple do nộp thiếu trước đây. Đây cũng là một trong những phán quyết lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hành vi chuyển giá. Bài viết này phân tích cơ cấu định giá chuyển nhượng do Apple thiết lập liên quan đến Ireland và những cơ sở mà ECJ đã quyết định Apple phải nộp bổ sung các khoản thuế, từ đó gợi ý bài học kinh nghiệm hoạch định và giám sát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp

Quản lý hóa đơn điện tử: cần đồng bộ nhiều giải pháp

Tóm tắt: Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử (HĐĐT) là nhu cầu tất yếu, khách quan trong cải cách lĩnh vực thuế, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng công bằng, minh bạch, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để phát hành và sử dụng HĐĐT trái pháp luật hòng gian lận thuế, chiếm đoạt NSNN. Để ngăn chặn tình trạng này, các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận HĐĐT qua cơ chế quản lý rủi ro (QLRR) đã được đặt ra, tuy nhiên mức độ đến đâu thì vẫn cần phải bàn thảo thêm.
Xem thêm
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh, đạt ngưỡng cao kỷ lục.
Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Công ty kẹo rau củ Kera bị phạt 125 triệu đồng do buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc.
Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp nghiên cứu, phân tích, phân loại, áp mã HS cụ thể đối với mặt hàng máy đào Bitcoin.
Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Các công ty xây dựng uy tín vươn mình khi thị trường được “tái sinh”

Giai đoạn 2024-2025 được kỳ vọng là giai đoạn “tái sinh” ấn tượng của ngành xây dựng với một loạt tín hiệu lạc quan.
Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

Mỗi năm cần hoàn thành 150.000 căn nhà ở xã hội mới đạt mục tiêu đề ra

Phát triển các dự án nhà ở xã hội dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng so với yêu cầu và mục tiêu của Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội thì vẫn chưa đáp ứng được.
(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025

Hết tháng 2/2025 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
Phiên bản di động