Phải phát triển điện hạt nhân vì “không có điện thì chết”?
Làm rõ nguồn gốc hình thành tài sản của Ban Quản lý di dân, tái định cư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận | |
Lập Ban công tác xử lý công việc khi dừng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Tại diễn đàn “Năng lượng Việt Nam, tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay 21/8, ông Nguyễn Quân-nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã dành khá nhiều thời gian phát biểu để nêu quan điểm liên quan đến điện hạt nhân ở Việt Nam.
Theo ông Quân, các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, Việt Nam đang phải nhập khẩu than, sắp tới nhập cả khí hóa lỏng. Nhiệt điện cũng rất nhiều vấn đề, người dân nhiều nơi phản đối vì cho rằng gây ô nhiễm. Thủy điện đã hết nguồn công suất vừa và lớn. Điện tái tạo rất giàu có nhưng hiệu quả thấp và không ổn định.
Dù Quốc hội đã dừng việc làm điện hạt nhân, nhưng nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng cần nghĩ đến một loại hình năng lượng chưa gì thay thế được, đó là điện hạt nhân.
“Vì một số lý do, trước mắt chúng ta phải dừng nhưng về lâu dài tôi lo 1 ngày nào đó chúng ta phải quay trở lại với điện hạt nhân”, ông Nguyễn Quân bày tỏ quan điểm.
Dẫn chứng từ câu chuyện của Nhật Bản, theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân, sau thảm họa động đất sóng thần, Nhật Bản đã hủy bỏ chương trình điện hạt nhân, đóng cửa hơn 50 nhà máy điện hạt nhân.
“Nhưng một ngày nào đó họ sẽ phải phát triển trở lại điện hạt nhân với công nghệ an toàn hơn, mức độ tự động hóa và hiệu quả cao hơn. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn phải chuẩn bị phương án, cứ cho là phương án xấu nhất, là phát triển điện hạt nhân”, ông Nguyễn Quân nói.
Cho rằng ở thời điểm hiện tại chưa có cơ sở nào để Việt Nam làm điện hạt nhân an toàn và bền vững, ông Nguyễn Quân bày tỏ mong muốn Bộ Công Thương cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ủng hộ Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai xây dựng nhanh chóng trung tâm kỹ thuật hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu do Nga giúp đỡ thay thế cho là phản ứng nghiên cứu ở Đà Lạt. Đây không chỉ là nơi nghiên cứu mà còn là nơi đào tạo nguồn cán bộ cho ngành hạt nhân của Việt Nam.
“Hiện nay đứng ở góc độ khoa học công nghệ, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN về công nghệ hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam rất có hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích. Vì vậy, Việt Nam cần sớm đưa vào trung tâm khoa học kỹ thuật hạt nhân mới, để không chỉ phục vụ nghiên cứu, mà còn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để một ngày nào đó ta có làm điện hạt nhân thì có cán bộ đủ năng lực, trình độ”, ông Nguyễn Quân nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quân đặc biệt lưu ý, riêng điện hạt nhân, đừng bao giờ để nước ngoài làm theo phương thức khoán gọn, “chìa khóa trao tay”. Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì không chỉ liên quan an ninh năng lượng mà còn là an ninh quốc gia.
“Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, người ta có thể điều khiển một nhà máy điện hạt nhân từ cách xa hàng trăm ngàn cây số, thậm chí từ không gian. Có thể mời nhà đầu tư nước ngoài vào làm cho Việt Nam nhưng người làm an toàn và người vận hành phải là người Việt Nam”, ông Nguyễn Quân đánh giá.
Liên quan tới chương trình đào tạo cán bộ vận hành điện hạt nhân, theo nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quân, không nên dừng lại chương trình đào tạo mà nên tiếp tục. Bởi đội ngũ này không chỉ phục vụ điện hạt nhân mà còn cho tất cả lĩnh vực kinh tế khác có sử dụng năng lượng hạt nhân.
Đồng quan điểm với ông Nguyễn Quân, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng nên đề xuất cho làm lại điện hạt nhân bởi “không đủ điện thì chết chứ giá điện cao chưa chết”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: Điện hạt nhân là vấn đề lớn của đất nước. Ban kinh tế Trung ương đang chỉ đạo có nghiên cứu để có tham mưu với Đảng, Chính phủ có chính sách phù hợp với sự phát triển năng lượng nói chung, trong đó có điện hạt nhân, làm sao đáp ứng nhu cầu năng lượng đất nước và giải quyết nhiều vấn đề khác mà xã hội quan tâm.
Tin liên quan
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỷ USD
21:44 | 07/12/2024 Kinh tế
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
09:01 | 02/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
20:09 | 27/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
17:09 | 24/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
10:24 | 24/12/2024 Kinh tế
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics