Phải đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay khi khởi nghiệp
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: N.H |
Ngày 11/4, tại TPHCM, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao phối hợp với Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo “Nhận diện tài sản vô hình và tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp khởi nghiệp”.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Song có một thực trạng chung là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do. Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn thờ ơ với vấn đề này.
Trên thực tế, tài sản của một doanh nghiệp nói chung được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình gồm máy móc, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng… và tài sản vô hình gồm các bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.
Nếu trước kia tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường thì trong những năm gần đây điều này đã thay đổi cơ bản. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tài sản hữu hình chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là tài sản vô hình hay giá trị thương hiệu chiếm ¼ tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Do vậy, có thể thấy tài sản trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Do đó, TS Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao lưu ý các doanh nghiệp khởi nghiệp cần đăng ký bảo hộ, đặc biệt là các sáng chế, bí quyết, biểu trưng, nhãn hiệu, biểu tượng, thiết kế nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu, ngăn chặn doanh nghiệp khác hoặc đối thủ đăng ký trước và cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai. Bằng cách này, các doanh nghiệp khởi nghiệp mới có thể phát triển bền vững và kêu gọi được vốn đầu tư tư xã hội.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ hiện rất rối rắm, phức tạp, tốn kém và phải chờ đợi lâu. Điều này làm nản lòng không ít doanh nghiệp dù rất muốn đăng ký sở hữu trí tuệ. Hiện nhiều nước trên thế giới có riêng một bộ phận đồng hành cùng doanh nghiệp trong công tác đăng ký sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các doanh nghiệp sáng tạo luôn đồng hành cùng luật sư về sở hữu trí tuệ chuyên ngành để có những tư vấn, hỗ trợ phù hợp.
Thời gian qua, tại Việt Nam cũng đã có nhiều chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ, như dự án nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp của Bộ Khoa học Công nghệ. Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao cũng đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện và lựa chọn cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ phù hợp cho các doanh nghiệp ươm tạo tại Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM.
Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các khóa đào tạo để có kiến thức, nâng cao khả năng nhận diện các đối tượng sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp của mình để có thể lựa chọn cơ chế bảo hộ tài sản trí tuệ phù hợp.
Tin liên quan

Chuẩn bị nguồn lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
10:41 | 15/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Thị trường - Doanh nghiệp

Tạm giữ hơn 3 triệu sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
21:44 | 29/11/2024 Hồ sơ

Đã có 80 đơn đề nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gửi tới Hải quan
13:49 | 27/06/2019 Sở hữu trí tuệ

Ra mắt tem chống hàng giả công nghệ cao
16:57 | 30/10/2015 Thị trường - Doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược thương hiệu cho thực phẩm Việt Nam
16:30 | 27/10/2015 Thị trường - Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm tại Công ty Thuận Phong
21:21 | 07/10/2015 Thị trường - Doanh nghiệp

Tuyên chiến với nạn hàng giả- Bài 1: Tràn lan hàng giả
10:05 | 10/07/2015 Hồ sơ
Không có "vùng cấm" trong công tác chống hàng giả
18:28 | 20/06/2015 Hồ sơ

Chuyển biến trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ
12:10 | 15/06/2015 Thị trường - Doanh nghiệp

“Hàng hiệu” xuất xứ từ làng nghề
10:17 | 26/05/2015 Thị trường - Doanh nghiệp
Thu giữ hơn 2.000 sản phẩm, logo nhãn hiệu nổi tiếng
17:42 | 22/05/2015 Hồ sơ

Thu giữ hơn 1000 phụ tùng xe máy giả thương hiệu Honda
14:40 | 11/05/2015 Hồ sơ
Dây cáp điện trong cuộc chiến chống hàng giả
19:45 | 27/04/2015 Thị trường - Doanh nghiệp
Tin mới

Honda Việt Nam bổ nhiệm nữ Tổng giám đốc

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan

Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng mạnh trong ngày đầu tháng 4/2025

Từ vụ Kẹo rau củ Kera: Cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Multimedia