Không có "vùng cấm" trong công tác chống hàng giả
Hàng giả trên diện rộng
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết, những năm qua việc sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái diễn biến khá phức tạp. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi trình độ phát triển của công nghệ cao, hiện đại với tốc độ nhanh đã gây thiệt hại lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như của nền kinh tế đất nước nói chung.
Các mặt hàng làm giả cũng đa dạng, từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đến các hàng điện tử, điện lạnh, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, mũ bảo hiểm, mỹ phẩm, dược phẩm... Sản phẩm nào nếu làm giả có lợi nhuận cao thì lập tức sẽ có hàng giả ngay trên thị trường, tốc độ làm giả ngày càng nhanh và rẻ, thủ đoạn tinh vi hơn nhiều so với trước đây.
“Kết quả là ngân sách Nhà nước bị thất thu, doanh nghiệp bị thiệt hại, người tiêu dùng bị lừa đảo, môi trường kinh doanh và xã hội không an toàn là trở ngại thách thức đối với Nhà nước vã xã hội”, ông Bảo khẳng định.
Rất nhiều doanh nghiệp cũng đã lên tiếng về tình trạng bị làm giả, làm nhái sản phẩm trong thời gian qua. Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, chúng ta đã có nhiều động thái tích cực để đẩy lùi tình trạng này, tuy nhiên, sau một thời gian im ắng thì hiện nay rất nhiều các hình thức gian lận thương mại lại tiếp tục hoành hành với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Về hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực tôn thép, theo ông Thanh, chủ yếu được thực hiện dưới ba hình thức.
Hình thức thứ nhất, tôn kém chất lượng phổ biến nhất là việc cung cấp sản phẩm tôn không đủ độ dày bằng cách tẩy xóa độ dày thực tế của sản phẩm và in lại để “nâng cao” độ dày hoặc nhập khẩu các sản phẩm không có nhãn mác từ Trung Quốc để tùy biến in độ dày cao hơn thực tế hay còn gọi là đôn dem; đồng thời in thông số mập mờ về tiêu chuẩn chất lượng gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Hình thức thứ hai là tôn giả, tôn nhái. Chỉ cần trang bị máy in phun, các cơ sở kinh doanh dễ dàng biến các sản phẩm tôn kém chất lượng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc thành sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. Các sản phẩm tôn nhái, tôn giả thường có dòng in vi tính bị nhòe, không rõ ràng sắc nét, không thể hiện đầy đủ thông tin sản phẩm và mập mờ về tiêu chuẩn chất lượng.
Hình thức thứ ba, các doanh nghiệp không xuất hóa đơn khi bán hàng nhằm chiếm đoạt một khoản thuế GTGT đáng kể. Do đó, tôn bán ra sẽ có giá thấp hơn so với các đơn vị kinh doanh tuân thủ pháp luật về hóa đơn, thuế.
Trong lĩnh vực bia, bà Phạm Thị Hồng Hạnh, Tổng giám đốc Công ty CP Bia- - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn cho hay, trên địa bàn TP. HCM đã từng xảy ra nhiều vụ sản xuất và buôn bán, làm giả bia Sài Gòn, điển hình là 2 vụ ở Bình Tân và Tân Bình với hàng nghìn chai bia, vỏ chai bị làm giả.
Với ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam thừa nhận, cách đây 5-7 năm, đã xuất hiện hình thức hàng nhái của Công ty Việt Tiến và May 10, nhưng gần đây loại hình này không phát triển được do doanh nghiệp đều sử dụng biện pháp kỹ thuật chống hàng giả tem dán có dán tem chống hàng giả.
Tuy nhiện, với ngành dệt may Việt Nam đối tượng chính gây sức ép cạnh tranh là hàng lậu giá rẻ. Họ không đánh vào thương hiệu của mình, mà dùng hàng giá rẻ do nhập lậu để cạnh tranh. Đặc biệt, ở nông thôn có tới 70% là hàng giá rẻ, nhập lậu, còn hàng dệt may Việt Nam chỉ có chỗ đứng ở những trung tâm thành phố như HÀ Nội, TP. HCM”, ông Trường nói.
Sắp có đợt tranh kiểm tra
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận tình trạng hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tràn lan, lớn về quy mô, số lượng mặt hàng. Nhiều mặt hàng nổi tiếng cũng bị làm giả.
Nguyên nhân là do còn rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm; cơ quan chức năng chưa vào cuộc một cách nghiêm túc, thậm chí vẫn còn hiện tượng bao che, tiếp tay cho hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; truyền thông chưa vào cuộc do thiếu thông tin, đặc biệt, ý thức của nhân dân chưa cao, còn dễ dãi.
Phó Thủ tướng đề nghị, cần tổ chức tập huấn những quy định pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về đấu tranh chống buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Đây là việc thường xuyên mà các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải làm. Kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác chống buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ!
Cục Quản lý thị trường và VATAP ký kết thỏa thuận hợp tác. |
Các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra, xử lý các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồng thời tập trung đấu tranh tìm ra đường dây ổ nhóm, đối tượng chủ mưu cầm đầu.
“Sắp tới, sẽ có đợt cao điểm kiểm tra, xử lý sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan đến sức khỏe của nhân dân như thuốc tây, đông dược, nam dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm”, Phó Thủ tướng nói và giao nhiệm vụ chỉ đạo đợt cao điểm này cho Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, các lực lượng chống buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ cần củng cố, phân định rõ trách nhiệm của từng lực lượng trên địa bàn, lĩnh vực, có đợt cao điểm kiểm tra và xử lý kịp thời, nhất là những cán bộ dung túng tiếp tay càng phải xử lý nghiêm để đảm bảo nội bộ vững mạnh.
“Nhiệm vụ chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan thực thi mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hiệp hội, người tiêu dùng, doanh nghiệp. Do vậy, cơ quan chức năng cần phối hợp tích cực hơn với các cơ quan truyền thông”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Về phía doanh nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp lớn cần yêu cầu người tiêu dùng phải đọc kỹ thông tin địa chỉ, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng… Những sản phẩm nào có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, không có ngày sản xuất, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng thì đó là hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
“Chúng ta chưa hướng dẫn người tiêu dùng có thói quen tốt để chống hàng giảm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn cần làm tốt việc này để tạo nguồn lực chống lại thói quen tiêu dùng không lành mạnh”, Phó Thủ tướng nói.
Tin liên quan
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
10:43 | 22/12/2024 An ninh XNK
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
10:29 | 22/12/2024 An ninh XNK
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”
09:50 | 21/12/2024 An ninh XNK
Hành trình triệt phá đường dây vận chuyển 2 tấn ma túy xuyên quốc gia
16:11 | 20/12/2024 An ninh XNK
Trung tướng Nguyễn Văn Viện: Xác định được những cơ sở sản xuất ma tuý quy mô công nghiệp
14:22 | 20/12/2024 An ninh XNK
Đồng Tháp tiêu hủy trên 120.000 bao thuốc lá lậu
14:12 | 19/12/2024 An ninh XNK
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Ưu tiên chống hàng giả trên thương mại điện tử
09:14 | 18/12/2024 An ninh XNK
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Bắt ô tô vận chuyển gần 400 kg pháo lậu
08:48 | 18/12/2024 An ninh XNK
Khởi tố vụ vận chuyển 18.000 viên ma túy tại Quảng Trị
10:28 | 17/12/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics