Phải có hướng đi mới khi hội nhập sau
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, DN Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến thị trường ASEAN. Theo ông, đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Thị trường ASEAN có ưu điểm là khoảng cách địa lý khá gần với nước ta. Tuy nhiên, ASEAN dù có thị trường với 600 triệu dân, nghe thì lớn nhưng thực tế GDP lại không cao, thua xa so với các cường quốc như Nhật Bản, Mỹ, EU và Trung Quốc. Trong khi đó, EU và Mỹ là 2 thị trường NK lớn nhất của Việt Nam nên cũng là điều dễ hiểu khi các DN Việt tập trung vào “miếng bánh ngon” nhất mà bỏ qua cái ít hấp dẫn hơn.
Hiện tại, tỷ giá đồng Việt Nam mạnh lên, có nghĩa là giá rẻ không còn là yếu tố lợi thế nhất của Việt Nam nữa, đặc biệt khi so sánh với Myanmar hay Lào. Nhưng DN Việt Nam có một lợi thế về địa lý khá quan trọng trong khối ASEAN khi là cầu nối giữa 3 nước Đông Bắc Á (gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) và các nước ASEAN. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được chọn trong khối ASEAN (cùng Singapore và Brunei) để ký Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ và Nhật Bản.
Với vị trí thuận lợi là cầu nối giữa 3 nước Đông Bắc Á, DN Việt Nam cần làm gì để tận dụng lợi thế này?
Tuy có quy mô nhỏ nhưng ASEAN lại là thị trường bền vững và còn nhiều tiềm năng phát triển khi thị hiếu tiêu dùng khá tương đồng với người Việt Nam. Cam kết gia nhập AEC, các loại hàng hóa sẽ tuân theo tiêu chuẩn đồng nhất và phù hợp với mặt bằng chung của ASEAN, khi đó Việt Nam sẽ hạn chế được những rủi ro thương mại hay liên quan đến chính sách như các vụ kiện chống bán phá giá.
Để có thể tận dụng được tối đa lợi thế này, DN Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn để có thể hòa nhập sâu vào ASEAN. Khi tiến trình hội nhập diễn ra, những rào cản về thuế suất, đầu tư, thương mại, con người sẽ bị gỡ bỏ, việc phân hóa ngành lao động sản xuất sẽ diễn ra nhanh chóng. Và DN Việt phải định hướng được trong “mâm cỗ” chung này, mình sẽ có vị trí ở đâu?
Theo tôi, với đặc tính là hội nhập sau, chúng ta tham gia cuộc chơi muộn hơn các nước khác thì phải tìm hướng đi mới, lựa chọn những đối tác DN có sản phẩm mới mang tính dẫn dắt xu hướng, ví dụ như Samsung đầu tư xây hệ thống nhà máy sản xuất smartphone ở Việt Nam - sản phẩm chưa từng có trong khoảng 10 năm trước. Khi đó chúng ta mới có thể thu được lợi ích trong cuộc chơi này.
Theo ông, điểm yếu nhất trong cạnh tranh của DN Việt Nam đối với DN các nước ASEAN là gì?
Có nhiều yếu tố làm suy giảm khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam như kinh tế vĩ mô bất ổn, môi trường kinh doanh không được cải thiện sau nhiều năm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp, lĩnh vực đầu tư tư nhân yếu trong khi đó, tiết giảm đầu tư công lâu dài sẽ khiến Việt Nam gặp “ách tắc” về năng suất lao động trong tương lai khi hạ tầng y tế, trường học không được cải thiện... Tuy nhiên, điểm cốt lõi vẫn là DN Việt Nam tự thân có năng lực cạnh tranh khá thấp. Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực mở ra cơ hội mới cho các DN khi ký kết nhiều hiệp định thương mại, nhưng khi không có năng lực thực sự, càng mở cửa thì DN Việt Nam càng chịu thiệt. Trong khi đó, các DN ASEAN mà tôi có điều kiện tiếp xúc, như DN Malaysia, họ có cái nhìn rất xa về tài chính, về hoạch định sản phẩm, dây chuyền sản xuất cho tương lai, chưa nói đến những nước rất mạnh như Singapore. Do đó, nếu muốn cạnh tranh bình đẳng và tận dụng được những ưu đãi thuế quan trước các DN ASEAN khác, DN Việt Nam cần phải có sự nỗ lực rất nhiều để cải tổ.
Vậy Việt Nam cần lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế như thế nào để tham gia vào AEC hiệu quả nhất?
Việc hội nhập sâu chỉ có thể thành công khi chúng ta có nền tảng vững chắc từ nội địa. Trong quá trình hội nhập, mô hình của chúng ta phải mang hình hài, hòa hợp với các nền kinh tế chúng ta đang hội nhập. Để làm được như vậy, Việt Nam cũng phải nhìn các nước xung quanh gần là ASEAN, rộng ra là Đông Bắc Á, rộng hơn nữa là châu Âu, châu Mỹ, tức là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Nền kinh tế thị trường đó trước hết phải có hệ thống DN được bảo vệ và có vị trí xứng đáng, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn có một loạt thể chế hỗ trợ cho thị trường, từ vai trò của Nhà nước, nhiệm vụ các bộ, ngành hỗ trợ cho thị trường phát triển. Đây là những thể chế mà nền kinh tế thị trường các nước xung quanh đã xây dựng mấy trăm năm qua. Việt Nam phải nhìn nhận vấn đề này một cách cầu thị, bám vào đó để phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Doanh nghiệp là yếu tố quyết định Hiện ASEAN là một đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 15% tổng thương mại của Việt Nam (theo số liệu ước tính năm 2013). Về đầu tư, khu vực này đóng góp 22,4% tổng giá trị vốn FDI đầu tư vào Việt Nam (năm 2013). Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Singapore, Malaysia, Thái Lan… AEC được thành lập mang nhiều mục đích, ý nghĩa. Tuy nhiên, điều mong đợi hơn cả là việc AEC có thể tạo nên sự liên kết chuỗi giữa các DN ASEAN, đóng góp vào tăng trưởng và thịnh vượng chung của khu vực. Thực tế đã chỉ ra rằng, AEC và các hiệp định FTA đã góp phần tăng nhanh giá trị XK giữa Việt Nam với ASEAN và với các đối tác của ASEAN, tác động tích cực tới việc mở rộng thị phần của hàng Việt Nam trên các thị trường có liên quan. Tuy nhiên, để các nỗ lực hội nhập đem lại lợi ích thực sự, thì vai trò của các DN là yếu tố quyết định. Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Không thể bảo hộ doanh nghiệp mãi Hội nhập không chỉ Việt Nam mà các nước thuế quan đều về 0%, điều quan trọng là ai tranh thủ được cơ hội. Khi mở cửa nền kinh tế, Chính phủ nhận thấy, những mặt hàng có sự ảnh hưởng lớn tới dân sinh hoặc những mặt hàng “nhạy cảm” đều không đưa về mức thuế 0%, hoặc kéo dài thời gian giảm thuế. Tuy nhiên, Chính phủ không thể bảo hộ mãi. Đến một thời điểm nào đó, DN không được sự bao bọc của Chính phủ, hàng rào thuế quan cũng không còn nữa thì bản thân DN phải cải thiện để nâng cao sức cạnh tranh. Ông Nguyễn Văn Thành, Ban chấp hành Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam (VEIA), Giám đốc Công ty CP Điện tử Biên Hòa: Ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ Sản phẩm XK chủ yếu của DN là các loại biến thế, các loại cuộn dây, bo mạch điện tử, bộ nguồn với các thị trường XK chính là Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của ngành công nghiệp điện tử là công nghệ hỗ trợ chưa phát triển nên tư đầu vào vẫn phải NK. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí vận chuyển, chi phí NK hàng hóa làm tăng giá thành sản phẩm. Do vậy, Bộ Công Thương cần tạo điều kiện hỗ trợ các DN được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ thông qua hoạt động hội chợ, thuờng xuyên giao lưu tăng cơ hội tìm kiếm khách hang mới. Bộ Công Thương cần phối hợp với bộ, ngành, các địa phương để ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời có chế độ ưu đãi với các DN tham gia tích cực ngành công nghiệp hỗ trợ. Ông Chu Đức Khải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Lơ mơ về AEC Đại đa số các DN ngành thép hiểu biết về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) còn lơ mơ. Đây không chỉ là cá biệt đối với các DN ngành thép mà là hiện trạng chung của nhiều DN Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, DN phải “vật lộn” với việc sống còn nên ít có thời gian nhìn xa, trông rộng. Ví như với ngành thép, thách thức ngay trước mắt là thị trường không sôi động. Người mua lớn nhất của ngành là Nhà nước, từ nguồn vốn đầu tư công, thì đang giảm mạnh. Nhiều nhà máy phôi thép chỉ hoạt động 60% công suất, cán thép cũng chỉ đến 70%. Trong khi đó, DN phải đối phó với thép NK của Trung Quốc. D.Anh (ghi) |
Tin liên quan
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK