Nước Đức sẽ mất nhiều năm để khắc phục những tổn hại về kinh tế
Chính phủ Đức đang nỗ lực chứng minh sự lỗi thời của lệnh cấm đối với các khoản thâm hụt ngân sách lớn của nước này.
Tuy nhiên, giới nghiên cứu cho rằng những tổn hại đối với nền kinh tế đã diễn ra và sẽ mất nhiều năm để khắc phục.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hồi cuối tuần này cho biết ông sẽ đề xuất ngân sách bổ sung cho năm 2023, trong đó bao gồm việc đình chỉ biện pháp giới hạn các khoản vay mới.
Ông Lindner đang cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng ngân sách do phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức gây ra vào tuần trước, vốn đã ngăn chặn việc chuyển số tiền 60 tỷ euro (65,6 tỷ USD) chưa sử dụng từ các chương trình trong đại dịch COVID-19 sang các quỹ đầu tư xanh.
Quyết định đó đã khiến kế hoạch tài chính của nước này thiếu hụt 60 tỷ euro trong khi đã dự trù khoảng 210 tỷ USD cho các quỹ khí hậu.
Theo giới quan sát, động thái đáng hoan nghênh này chỉ có tính tạm thời và tác hại từ phán quyết trên đã hiển hiện. Cuộc khủng hoảng ngân sách sẽ làm tê liệt nền kinh tế Đức trong nhiều năm tới vì những lý do sau.
Đầu tiên, những xung đột pháp lý có thể dẫn đến một chương trình “thắt lưng buộc bụng” trong một nền kinh tế đang suy thoái. Việc tạm ngừng biện pháp hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu ở mức tương đương 0,35% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ dành cho ngân sách năm 2023. Trong khi đó, trọng tâm cần chú ý ở đây là ngân sách năm 2024 và cuộc thảo luận về vấn đề này đã bị trì hoãn.
Để đình chỉ biện pháp “phanh nợ”, chính phủ phải công bố một tình huống khẩn cấp nào đó. COVID-19 là một lý do hợp lý, nhưng Biến đổi Khí hậu có thể không phù hợp với định nghĩa ngày. Chính phủ đang xem xét tăng thuế - chẳng hạn như thuế carbon và thuế thừa kế. Việc cắt giảm những khoản trợ cấp vốn giúp các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng cũng nằm trong chương trình nghị sự.
Nhìn chung, một báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định nỗ lực đưa ngân sách trở lại tầm kiểm soát của Đức sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của nước này trong năm tới.
Tiếp theo, nền kinh tế cũng sẽ chịu tác động của tình trạng bất ổn kéo dài, cả về mặt pháp lý và kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ngân hàng ING lưu ý, các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện thời sẽ khó dự kiến chính phủ có thể đưa ra loại hình viện trợ công nào để vừa giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, vừa đầu tư vào quá trình chuyển đổi thân thiện hơn với khí hậu. Điều đó cho thấy nguy cơ đầu tư từ khối tư nhân có thể xuống thấp hơn. Trong khi đó, các hộ gia đình cẩn trọng sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn.
Cuối cùng, rủi ro nghiêm trọng nhất đối với sự thịnh vượng lâu dài của Đức sẽ là đầu tư công thấp hơn, trong khi quốc gia này đã vốn đã triển khai ít đầu tư công hơn khá nhiều so với phần còn lại của châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Viện Kinh tế Đức, Berlin cần bắt đầu tăng cường đầu tư công từ 450-500 tỷ euro cho thập kỷ tới.
Ông Marcel Fratzscher, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức, chỉ ra rằng đầu tư công của Đức tính theo giá trị ròng đã ở mức âm trong 20 năm qua. Điều trớ trêu là tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong tương lai sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ trên GDP cao hơn cho nền kinh tế này.
Tỷ lệ đó dự kiến ở mức khoảng 66% GDP trong năm nay và ước tính sẽ giảm xuống còn 64% GDP vào năm 2024, so với mức trung bình 90% GDP của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Về tổng thể, giới quan sát không cho rằng Đức đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Nhưng nền kinh tế nước này đã đến thời điểm phải đối mặt với những bất lợi từ cách tiếp cận cứng nhắc nhằm kiềm chế chi tiêu tài khóa./.
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai “ảm đạm” của Syria
07:04 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics