Facebook Twitter youtube Tiktok

Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Với tiềm năng thị trường nội địa hơn 100 triệu dân và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT), đề xuất hỗ trợ các xã, phường trên cả nước bán nông sản qua kênh trực tuyến đang mở ra hướng đi mới cho ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê qua sàn thương mại điện tử: Hướng đi mới cho nông sản Việt Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương
Đề xuất hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến
Nhiều hợp tác xã, hộ nông dân Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long... đồng loạt đưa nông sản, đặc sản địa phương lên sàn TMĐT Sendo.

Bán nông sản online, thay đổi tư duy sản xuất, tiêu thụ nông sản

Phát biểu tại Tọa đàm “Niềm tin số: Tương lai của TMĐT”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, việc đẩy mạnh bán hàng online sẽ giúp thay đổi tư duy sản xuất, tiêu thụ nông sản, từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng giá trị.

Theo ông Tiến, nông sản Việt Nam cần chủ động tiếp cận thị trường trong nước với hơn 100 triệu dân, thay vì chỉ chọn những sản phẩm ngon nhất để xuất khẩu.

Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, Việt Nam có hơn 3.300 xã phường. Việc hỗ trợ các xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến sẽ nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Kinh nghiệm từ năm 2023 cho thấy, khi Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp hợp tác cùng các sàn TMĐT đưa nông sản lên bán trực tuyến, nhiều sản phẩm đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Việc gắn với các câu chuyện địa phương, vùng nguyên liệu cụ thể giúp tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và tạo dựng niềm tin trong mua sắm online.

Để làm được điều này, ông Tiến cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nền tảng TMĐT và cơ quan quản lý nhà nước. Việc đào tạo lãnh đạo xã, phường, hợp tác xã và người dân về kỹ năng bán hàng online cũng là khâu cần thiết trong tiến trình số hóa nông thôn.

Một số địa phương đã chủ động khai thác sự ưu việt của TMĐT. Điển hình tại phiên livestream “Tự hào hàng Việt” ngày 28/4/2025, Sở Công Thương Thái Nguyên đã cùng gần 20 nhà sáng tạo nội dung giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng. Sự kiện này đã giúp nhiều sản phẩm nông sản địa phương tiếp cận đến với người tiêu dùng cả nước.

"TMĐT không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành nền tảng bán hàng không thể bỏ qua, một phần của thị trường", ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhận định.

Ông Khôi cho biết, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp sẵn sàng tham gia hỗ trợ triển khai đề xuất bán hàng online cho các xã phường, nhất là trong khuôn khổ đề án nâng cao năng lực số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam đến năm 2030. Tính đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ hơn 20.000 thanh niên khởi nghiệp qua kênh số.

“Miếng bánh” nông sản còn nhiều dư địa

Theo thống kê của YouNet ECI, năm 2024, thị trường TMĐT Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GMV) vượt 13,8 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2023. Con số này chỉ tính trên các sàn TMĐT đa ngành, chưa bao gồm các giao dịch chuyên biệt khác.

Trong quý I/2025, nền tảng Metric ghi nhận GMV của 4 sàn lớn nhất gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt tổng cộng 101.400 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm 2024. Ngành hàng bách hóa, thực phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt gần 6.300 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua thực phẩm, nông sản qua kênh online.

Trong quý I/2025, nền tảng Metric ghi nhận GMV của 4 sàn lớn nhất gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada và Tiki đạt tổng cộng 101.400 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành hàng bách hóa, thực phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đạt gần 6.300 tỷ đồng, tăng gần 80% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng quen với việc mua thực phẩm, nông sản qua kênh online.

Nắm bắt xu hướng đó, từ tháng 4/2025, Sendo đã chuyển hướng trở thành nền tảng chuyên kinh doanh nông sản online mang tên Sendo Farm. Sàn này đã xây dựng “bản đồ nông sản Việt” theo mùa vụ và cam kết sản lượng đầu ra với các vùng nguyên liệu.

Hiện nay, nền tảng kỹ thuật cho TMĐT đã phát triển rộng khắp, bao gồm hệ thống thanh toán số, logistic, livestream, phân tích dữ liệu... Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các địa phương vẫn là kỹ năng số của người dân và thiếu đội ngũ hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp và chưa có chiến lược bài bản để xây dựng thương hiệu nông sản online.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến để phổ cập TMĐT đến từng xã phường, hỗ trợ 3.300 xã phường bán nông sản qua kênh trực tuyến, thời gian tới rất cần sự vào cuộc của nhiều bên liên quan như: cơ quan quản lý, sàn TMĐT, doanh nghiệp logistic, ngân hàng số, và đặc biệt là đội ngũ đào tạo.

Nếu triển khai hiệu quả, đề xuất trên có thể giúp các xã, phường xây dựng “gian hàng số” trên các nền tảng TMĐT, qua đó tạo ra kênh phân phối mới cho nông sản địa phương; đồng thời góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam.

Việc bán hàng online không còn là đặc quyền của doanh nghiệp lớn hay thành thị. Những phiên livestream từ lãnh đạo tỉnh, những nông dân trẻ “chốt đơn” qua TikTok, hay bản đồ mùa vụ do Sendo Farm xây dựng... là minh chứng rõ ràng cho một nền nông nghiệp đang dần “chuyển mình số hóa”.

Đề xuất số hóa 3.300 xã phường để bán nông sản online không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn là cơ hội để kể những câu chuyện về đất và người Việt Nam qua từng loại trái cây, hạt gạo, củ khoai. Đó là hành trình đưa bản sắc địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng.

Hoàng Bảo

Tin liên quan

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Bắc Ninh chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Chuyển đổi số được tỉnh Bắc Ninh xác định là giải pháp chiến lược để nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu chi phí sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Rò rỉ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm của nền tảng, sàn thương mại điện tử

Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 110 triệu bản ghi dữ liệu cá nhân bị mua bán trái phép, hàng chục triệu tài khoản rò rỉ thông tin. Thực trạng này đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các nền tảng số, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện sâu rộng.
Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Kiểm soát dòng tiền thương mại điện tử: Bài toán khó cần lời giải mạnh tay

Hơn một thập kỷ qua, thương mại điện tử đã vươn lên trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng 2 con số mỗi năm, hàng triệu giao dịch phát sinh mỗi ngày cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của TMĐT đến mọi tầng lớp người dân, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ đó là bài toán thất thu thuế – một “điểm nghẽn” nan giải chưa dễ tháo gỡ.
Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Kinh doanh thương mại điện tử: Không có giấy phép, có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Thương mại điện tử (TMĐT) bùng nổ tại Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hoạt động không có giấy phép, các cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng, thậm chí bị đình chỉ hoạt động.
OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

OCOP Hà Tĩnh lên sàn thúc đẩy kinh tế địa phương

Chuyển đổi từ sản xuất thô sang chế biến sâu, kết hợp với đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT), nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ghi nhận tăng trưởng mạnh về doanh thu và sức tiêu thụ, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế địa phương.
Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Thanh Hóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử, bứt tốc cùng AI và thuế số

Với mục tiêu không để tụt lại trong cuộc đua số, song song với việc cập nhật công nghệ AI và tuân thủ thuế số, Thanh Hóa đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng thương mại điện tử (TMĐT) cho doanh nghiệp, hợp tác xã và thanh niên khởi nghiệp địa phương.
TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

TikiNow bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh trên nền tảng số

Công ty TNHH TikiNow Smart Logistics (TikiNow) - đơn vị vận hành dịch vụ giao hàng nhanh thuộc hệ sinh thái Tiki vừa bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh. TikiNow bị xác định đã đưa thông tin gây nhầm lẫn về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút khách hàng của đơn vị khác.
Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử - trụ cột của kinh tế số Việt Nam

Giai đoạn 2020-2025, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18-25%/năm, dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Với nền tảng đó, TMĐT Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, đạt quy mô 30 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa.
Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Tây Ninh siết chặt hoạt động của “chợ online”

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh yêu cầu lực lượng quản lý thị trường chủ động giám sát, theo dõi dấu hiệu vi phạm trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và tăng cường kiểm tra đột xuất tại kho hàng, xưởng sản xuất, điểm livestream.
Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Hưng Yên truy quét hàng giả trên không gian số

Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái trên mạng ngày càng gia tăng, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên đang áp dụng công nghệ số, AI và big data để truy vết, phát hiện và xử lý gian lận trên thương mại điện tử (TMĐT).
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

Hà Nội đã và đang đẩy mạnh kênh tiêu thụ và tăng độ nhận diện sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn không chỉ giúp mở rộng thị trường mà còn tạo áp lực để các chủ thể OCOP cải tiến bao bì, truy xuất nguồn gốc, định vị thương hiệu.
Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử  và kinh doanh trên nền tảng số

Đẩy mạnh quản lý thuế thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh trên nền tảng số đang bùng nổ, mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần bảo đảm công bằng, minh bạch trong thực thi nghĩa vụ với ngân sách của người nộp thuế.
Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Kết nối liên vùng: Hướng đi chiến lược cho thương mại điện tử

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg. Theo đó, Bộ Công Thương đặt trọng tâm vào phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và chuyển đổi số, với hàng loạt hoạt động từ đào tạo, hỗ trợ kết nối nền tảng số đến mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất địa phương.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Xử lý vướng mắc về C/O khi thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Israel

Cục Hải quan vừa có công văn trả lời vướng mắc liên quan đến thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA).
Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra vượt 1 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hải quan, doanh nghiệp ở Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3

Hải quan, doanh nghiệp ở Hải Phòng chủ động ứng phó bão số 3

Để chủ động phòng chống bão số 3, lãnh đạo Chi cục Hải quan khu vực III yêu cầu các đơn vị quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
Hải quan khu vực IX thu ngân sách đạt 2.560 tỷ đồng

Hải quan khu vực IX thu ngân sách đạt 2.560 tỷ đồng

Hiện Chi cục Hải quan khu vực IX đã thực hiện thủ tục hải quan cho 786 doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Thuế tỉnh, thành phố để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Tạp chí Kinh tế - Tài chính giới thiệu đến bạn đọc thông tin cơ bản về nhân sự lãnh đạo, cơ cấu
(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế

Từ 1/3, Tổng cục Thuế đã được tổ chức lại thành Cục Thuế hiện nay, trong đó khối cơ quan Cục Thuế đã giảm từ 17 đầu mối xuống còn 12 đầu mối
(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

(INFORGRAPHICS): Ông Nguyễn Văn Hoàn làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VI

Từ ngày 1/7/2025, ngành Hải quan đã ổn định về tổ chức bộ máy, nhân sự của các Chi cục Hải quan khu vực để hoạt động thông suốt theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

(INFORGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo của Cục Hải quan

Từ ngày 1/3/2025, Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan, trong đó khối cơ quan Cục có 12 ban và tương đương.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật công tác thuế 6 tháng đầu năm 2025

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp công tác thuế nên ngành thuế đã thu được những kết quả ấn tượng.
Phiên bản di động